Luyện ngủ cho bé với phương pháp “ngủ không nước mắt” giúp bé ngủ ngon

Luyện ngủ cho bé với phương pháp “ngủ không nước mắt” giúp bé ngủ ngon

Các phương pháp ngủ khác nhau (CIO, PUPD, v.v.) có hiệu quả đối với những trẻ khác nhau. Cha mẹ có thể cần thử nhiều cách khác nhau để tìm ra phương pháp dễ dàng nhất đưa con vào giấc ngủ. Sau đây xin giới thiệu với các bạn về phương pháp bé ngủ không khóc hay còn được gọi là phương pháp ngủ không nước mắt.

Tập cho con ngủ không nước mắt cũng là một trong những phương pháp được nhiều bậc cha mẹ áp dụng. Đây là một phương pháp hoàn toàn khác với “la hét”. Vì nó nhấn mạnh đến việc giảm thiểu việc trẻ khóc. Giống như việc bố mẹ thực hiện Cry It Out nhưng vô ích. Lúc này, điều cha mẹ nên quan tâm là tập cho trẻ ngủ không rơi nước mắt. Hãy cùng QTL tìm hiểu thêm về phương pháp này nhé.

Những tranh luận về phương pháp “ngủ không nước mắt” đối với trẻ

Những người ủng hộ phương pháp luyện ngủ “không nước mắt” cho trẻ tin rằng giờ ngủ là khoảng thời gian làm tăng cơ hội kết nối với trẻ. Nó được thực hiện bằng cách tạo không gian yên tĩnh, ấm cúng và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về ăn uống, tinh thần cho trẻ.

Những tranh luận về phương pháp “ngủ không nước mắt” đối với trẻ

Một số chuyên gia phản đối phương pháp luyện ngủ cho trẻ – CIO. Họ cho rằng phương pháp này có thể làm bé có những liên tưởng tiêu cực vào giờ ngủ và gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ suốt đời.

Trong khi đó, các chuyên gia ủng hộ phương pháp luyện ngủ cho trẻ – CIO cho rằng việc để trẻ khóc một mình trong thời gian ngắn không gây ảnh hưởng gì cho trẻ vì được bố mẹ theo dõi liên tục, cuối cùng là đứa trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ và vui vẻ hơn. Họ cũng đưa ra ý kiến với phương pháp luyện ngủ “không nước mắt” rằng nó làm trẻ phụ thuộc vào sự an ủi của bố mẹ khi đi ngủ, khiến trẻ khó học cách tự ngủ hơn.

Khái niệm về phương pháp luyện ngủ không nước mắt 

Với phương pháp này đề cao việc gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và con. Bố mẹ sẽ không để trẻ tự nín khóc hoặc bồng bế, cho con uống sữa. Thay vào đó bố mẹ sẽ dùng tình cảm, hơi ấm của mình để dỗ trẻ ngủ. Cách này vừa giúp con hiểu và gần gũi hơn với bố mẹ. Vừa là khoảng thời gian bố mẹ hiểu rõ con và tình trạng hiện tại của con.

Khái niệm về phương pháp luyện ngủ không nước mắt 

Chính vì vậy, phương pháp luyện ngủ không nước mắt khá dễ dàng để áp dụng. Bố mẹ chỉ cần bên cạnh con, dỗ dành vỗ về khi con buồn ngủ. Đến khi trẻ đã vào giấc ngủ, bố mẹ có thể ra ngoài hoặc đặt trẻ một góc. Trong lúc con ngủ, khi trẻ bất chợt giật mình, tỉnh giấc nửa đêm. Bố mẹ cũng có thể tiếp tục vỗ về đến khi con an tâm ngủ lại.

Áp dụng được cho tất cả mọi trẻ em với phương pháp luyện ngủ no-tears

Đặc điểm của phương pháp này đề cao sự gần gũi, hơi ấm của bố mẹ dành cho trẻ. Do vậy, với mọi trẻ, ở mọi lứa tuổi, phương pháp này rất thích hợp để áp dụng. Vì trẻ ở bất kỳ giai đoạn nào, bất kỳ lứa tuổi nào cũng cần tình yêu thương và hơi ấm của bố mẹ. Đặc biệt, trẻ trong giai đoạn sơ sinh là đối tượng cần được áp dụng sớm phương pháp này.

Phương pháp luyện ngủ không nước mắt sẽ rất hiệu quả và mang lại tác dụng tốt. Khi bố mẹ áp dụng cho con trong giai đoạn sơ sinh. Đến khi lớn hơn trẻ sẽ dần hình thành thói quen tốt. Và bố mẹ cũng đỡ cực hơn rất nhiều.

Giống phương pháp cry it out

Phương pháp luyện ngủ không nước mắt rất khác với phương pháp Cry It Out. Mặc dù 2 phương pháp đều tập trung việc giúp trẻ ngủ ngon giấc, tránh quấy khóc. Tuy nhiên, Cry It Out là đề cao quá trình để trẻ một mình, tự lập, tự nín khóc. Thì phương pháp luyện ngủ không nước mắt lại giúp con an tâm và nhận được hơi ấm của bố mẹ trong quá trình ngủ.

Cry It Out luôn đề cao việc bố mẹ sẽ để trẻ khóc một thời gian và tự động nín. Khi trẻ khóc quá nhiều, bố mẹ mới vào vỗ về và dỗ dành con. Thêm vào đó, Cry It Out thích hợp áp dụng cho trẻ lớn hơn trẻ sơ sinh. Vì trẻ lúc lớn sẽ có nhận thực tốt hơn.

Những đặc điểm của phương pháp luyện ngủ không nước mắt

Để có thể áp dụng phương pháp luyện ngủ không nước mắt thật tốt. Bố mẹ có thể lưu ý những đặc điểm dưới đây. Vì đây là những yếu tố cốt lõi dẫn đến sự thành công của phương pháp này.

Lên kế hoạch ngủ nghỉ cho trẻ

Thói quen ngủ nghỉ thất thường cũng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của trẻ. Đặc biệt, ngủ quá nhiều vào ban ngày cũng làm thu hẹp giấc ngủ vào ban đêm. Do vậy, bố mẹ cần xây dựng cho trẻ một thói quen ngủ nghỉ thích hợp.

Thói quen này sẽ dần theo trẻ từ lúc nhỏ đến lớn. Đặc biệt, mang lại nhiều hữu ích cho con về sức khỏe cũng như các hoạt động trong ngày.

Giúp bé ngủ sớm hơn từ 7h tối

Giấc ngủ tốt nhất là 8 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên với trẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh. Giấc ngủ lại càng quan trọng. Vì con cần thời gian ngủ nhiều hơn so với các trẻ lớn và người trưởng thành. Trong đó thời gian 7 giờ tối là khoảng thời gian lý tưởng để bố mẹ đưa con vào giấc ngủ.

Đồng thời, trong gia đoạn từ 6h30 đến 7h tối. Chắc chắn trẻ sẽ chưa cảm thấy quá buồn ngủ. Nhưng bố mẹ vẫn cứ hãy đặt con lên giường. Việc này sẽ giúp quá trình ngủ nghỉ của con được diễn ra một cách dễ dàng hơn. Hơi ấm của chiếc giường cùng việc vui chơi mệt mỏi sẽ giúp quá trình ngủ của con đến nhanh hơn. Và trẻ có xu hướng tự động đi vào giấc ngủ mà không cần bố mẹ dỗ dành.

Thực hiện các thói quen mỗi ngày trước khi đi ngủ

Đôi khi bố mẹ thiết lập một thời gian biểu các hoạt động trước khi ngủ. Và lặp lại chúng hàng ngày cũng giúp tạo thói quen ngủ hữu ích cho con. Vì lúc này, cơ thể và não bộ của trẻ đã ghi nhớ các hoạt động ấy vào tiềm thực. Đến khi thực hiện xong hoạt động này, cơ thể trẻ sẽ tự động nhắc nhở con cần làm hoạt động tiếp theo.

Thực hiện các thói quen mỗi ngày trước khi đi ngủ

Cũng như vậy, khi đến giờ đi ngủ, cơ thể trẻ phát ra cơ chế buồn ngủ, mệt mỏi. Điều này buộc trẻ tự vào giấc ngủ để đáp ứng điều cơ thể mong muốn.

Nói các “từ khóa” thường xuyên trước khi bé ngủ

Điểm đặc biệt của phương pháp luyện ngủ không nước mắt còn lại việc tạo thói quen. Như tạo thói quen giúp con ngủ đủ giấc và đúng giờ mỗi ngày như Kyna For Kids nói phía trên. Hoặc những từ khoá, hành động quen thuộc nhắc nhở. Đôi khi trẻ trong quá trình chơi vui vẻ và hăng say. Chắc chắn con dễ dàng quên mất giờ giấc và cảm giác buồn ngủ.

Chính vì vậy, bố mẹ cũng cần tạo ra nhũng hành động hoặc âm thanh nhắc nhở việc đi ngủ. Điều này sẽ hình thành thói quen khá tốt cho trẻ. Bố mẹ có thể tạo ra tiếng “Sshhh” hoặc có thể nói nhẹ nhàng với con rằng “Đến giờ đi ngủ rồi”. Việc tạo âm thanh hoặc câu nói thân thuộc dễ dàng giúp con vui vẻ vào giấc ngủ hơn.

Không phản hồi các âm thanh khi trẻ đã gần vào giấc

Đôi khi trẻ chưa sẵn sàng ngủ cũng có thể tạo ra những âm thanh với bố mẹ. Và điều này sẽ làm con quên đi giấc ngủ. Đồng thời, không phải lúc nào âm thanh con tạo ra cũng là tiếng khóc thật của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cũng nên đứng bên ngoài quan sát có phải thât sự con đang khóc hay không. Điều này tránh làm trẻ tỉnh giấc giữa chừng khi đang trong giấc ngủ say. Đồng thời, cũng không tạo cho trẻ thói quen lợi dụng điều đó để tránh việc đi ngủ sớm.

Không phản hồi các âm thanh khi trẻ đã gần vào giấc

Phương pháp luyện ngủ không nước mắt sẽ hữu ích cho bố mẹ trong việc rèn luyện giấc ngủ cho con. Đồng thời, phương pháp này còn tạo thêm sự kết nối thân thiết giữa bố mẹ và trẻ. Giúp con nhận thêm nhiều hơi ấm của bố mẹ hơn. Và giúp bố mẹ hiểu rõ những hoạt động, trạng thái và mong muốn của con hơn. QLT chúc bố mẹ thực hiện thành công với phương pháp này nhé.

Nguồn: kynaforkids.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *