Bà bầu có nên uống trà sữa trong thời gian mang thai?
Có thể nói, hầu hết phụ nữ ngày nay đều là tín đồ của trà sữa. Trà sữa là thức uống có nguồn gốc từ Đài Loan và ngày càng trở nên phổ biến trên khắp thế giới. Trà sữa hấp dẫn lắm, nhưng nếu đang mang bầu và có ý định làm mẹ thì phải ăn uống cẩn thận. Thức uống này có an toàn cho bà bầu và thai nhi không? Khi chúng ta nói về trà sữa, chúng ta thường muốn nói đến trà ngọt. Trà trân châu được làm từ sữa, trà, hạt trân châu và siro. Như chúng ta đã biết, các sản phẩm từ sữa rất thích hợp cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, khi sữa có chứa các thành phần tương tự khác, nó trông không còn tốt nữa.
Bà bầu có thể uống trà sữa được không?
Hầu hết, các loại trà sữa đều được làm từ kem béo pha cùng với bột trà. Sau đó, người chế biến sẽ thêm một số chất phụ gia khác; như bột pha màu, tinh dầu, hương liệu…
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu như trong thời gian mang bầu; phụ nữ lạm dụng quá và uống quá nhiều trà sữa rất dễ dẫn đến những nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng (lượng calories rỗng); làm tăng lượng đường huyết giả (có khả năng gây tiểu đường thai kỳ). Qua đó, làm tăng nguy cơ bị sảy thai; sản giật, sinh non, không tốt đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
Không những thế, nếu như không đảm bảo chất lượng; các thành phần trong trà sữa còn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực sẽ dẫn đến những hệ lụy sức khỏe khôn lường. Như vậy, để trả lời câu hỏi “Bà bầu uống trà sữa được không”; thì câu trả lời là Không nên.
Những sự lựa chọn thay thế
Trong thời gian mang thai, nếu lo ngại bà bầu uống trà sữa làm ảnh hưởng đến sức khỏe; và chị em vẫn muốn uống các loại trà; thì nên tìm hiểu những loại trà lành mạnh như:
– Trà hoa cúc: Hương thơm hoa cúc rất tuyệt vời;; mẹ có thể kết hợp thêm nước ép trái cây, vỏ cam, vỏ quýt; cho vào nước sôi để uống. Trà hoa cúc giúp chữa mất ngủ; giảm thiểu tình trạng sưng phù, thư giãn tinh thần cho mẹ bầu.
– Trà tinh dầu chanh: Uống vào mỗi buổi sáng sớm; sẽ giúp kích thích hệ thần kinh hoạt động để mẹ bầu thư giãn; làm giảm căng thẳng và khiến tinh thần mẹ thêm phấn chấn. Trà tinh dầu chanh có tác dụng khá lớn trong việc kích thích hệ thần kinh hoạt động. Một tách trà tinh dầu chanh ấm áp buổi sáng sớm; sẽ giúp mẹ bầu được thư giãn. Căng thẳng từ đó mà cũng đi mất; khiến cho tinh thần mẹ và bé trở nên phấn chấn.
– Trà bạc hà: Không đơn thuần chỉ là “khắc tinh” của chứng đầy hơi; trà bạc hà còn giúp đẩy lùi những triệu chứng ợ nóng; ốm nghén của bà bầu. Nếu bà bầu nào có chứng ợ nóng, đầy hơi thì nên chuẩn bị sẵn trà bạc hà để dùng khi cần. Không chỉ là khắc tinh của chứng đầy hơi, trà bạc hà còn giúp bà bầu kiểm soát triệu chứng ốm nghén. Một tách trà thoang thoảng hương bạc hà thơm mát thì bụng sẽ chẳng còn khó chịu nữa.
Trà gừng :Trà gừng sẽ là biện pháp hiệu quả; cho chứng hay buồn nôn vào sáng sớm. Tuy nhiên, trong gừng có lượng lớn gingerol. Chất này nếu tích tụ nhiều sẽ không tốt cho bà bầu. Vì thế, dù trà gừng rất tốt nhưng bà bầu cũng đừng nên sử dụng mỗi ngày
Tại sao bà bầu không nên uống trà sữa?
Theo Tiến sĩ Từ Ngữ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam; nếu tách riêng thì bản thân trà và sữa đều được coi là đồ uống tốt; dành cho sức khỏe. Cho đến khi, chúng được kết hợp cùng nhau và các loại chất phụ gia để vừa ngọt, ngừa rẻ thì những lợi ích tích cực của trà và sữa đã bị hủy hoại.
Trong trà sữa chủ yếu bao gồm 4 thành phần chính:
Trà
Trà được dùng trong trà sữa chủ yếu là trà xanh, trà đen, trà ô long, trà trắng. Nếu như đúng là trà thật thì chúng có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, mang đến tác dụng chống viêm, chống ung thư. Tuy vậy, các cửa hàng hầu như đều tẩm thêm hương liệu như hương sen, hương nhài để trà có thêm hương vị thơm ngon, quyến rũ. Nếu như không dùng đúng hương liệu thực phẩm hoặc loại trà có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng thì những loại hương liệu này có thể là nguồn độc hại.
Sữa
Nếu không tính đến những thương hiệu nổi tiếng dùng các loại sữa tươi, sữa đặc thì hầu hết những thương hiệu nhỏ khác đều là kem béo (không phải sữa). Loại kem béo này có chứa rất ít vitamin A, D, canxi, protein rất thấp. Kem béo chứa rất nhiều loại thực vật hydro hóa nên có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như làm giảm cholesterol tốt, tăng cholesterol xấu nên bà bầu cần phải thật cẩn thận khi dùng.
Trân châu
Chủ yếu là tinh bột sắn, tinh bột lọc (chiếm tới 80% trong trà sữa), hương liệu thực phẩm, đường cô đặc và chỉ dưới 1% thành phần trân châu là protein và chất xơ.
Đường
Trong 1 ly trà sữa có thể chứa tới 50g đường (cung cấp khoảng 200 kcal), đường cũng có nhiều loại đường khác nhau. Rất ít người uống nào nhận ra được trong cốc trà sữa đó, đâu là đường xịn và đâu là đường không có nguồn gốc.
Bà bầu uống 1-2 ly trà sữa không gây ảnh hưởng quá nhiều cho mẹ và em bé nhưng đây không phải là thức uống nên dùng hàng ngày. Vì chính tương lai và sức khỏe cả mẹ – bé, hãy lựa chọn những loại thực phẩm, đồ uống lành mạnh nhất.
Các chuyên gia nói sao về vấn đề này?
Các bác sĩ phụ khoa của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) tuyên bố rằng lượng caffeine vừa phải, dưới 200mg mỗi ngày, không liên quan đến việc tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Một cốc trà sữa khoảng 470ml chứa trung bình 130mg caffein. Nếu bạn không uống quá nhiều và không uống các thức uống có chứa caffeine khác thì sẽ không có vấn đề gì.
Tuy nhiên cũng đừng vội đưa ra kết luận vì trong đó còn có cả trân châu và siro. Trân châu hay pudding được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, để mang đến cho bạn một ly trà sữa có hương vị dễ chịu và thơm ngon hơn, người bán sẽ cho thêm nhiều đường vào trân châu. Đường và siro cung cấp rất nhiều calo và chỉ rất ít hoặc không có chất dinh dưỡng.
Nguồn: Eva.vn