Công nghệ tài chính làm thay đổi cả thế giới – Mobile Money
Mobile Money là một hình thức giao dịch thuộc lĩnh vực công nghệ tài chính, nó đã có mặt ở hơn 95 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổng lượng giao dịch trung bình hàng ngày của nó được ghi nhận đã vượt quá 2 tỷ đô la Mỹ. Số lượng người đến các đại lý chuyển tiền gấp 7 lần so với ATM. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!
Mobile Money là gì?
Bản chất của Mobile Money là chuyển đổi hình thức của tiền mặt sang tiền điện tử theo tỉ lệ 1:1. Tức là, đơn vị cung cấp dịch vụ Mobile Money (ở đây, theo Quyết định cho phép thí điểm Thủ tướng vừa ban hành là nhà mạng) không tạo ra lượng tiền mới đưa vào lưu thông.
Tiền trong tài khoản Mobile Money gắn với SIM nhưng phải tách biệt với tài khoản viễn thông bởi tài khoản viễn thông thực tế còn có thêm khoản khuyến mại, nếu cho phép sử dụng để thanh toán sẽ không đảm bảo nguyên tắc chuyển đổi tỷ lệ 1:1.
Hình thức này tương tự thẻ ATM khi khách hàng nộp tiền mặt để nhận được một khoản tiền điện tử có giá trị tương đương.
Nói cách khác, người dùng không thể quy đổi số dư trong tài khoản viễn thông sang tài khoản thanh toán này. Khách hàng sẽ không được trả lãi với số dư để trong tài khoản thanh toán Mobile Money.
Ngoài ra, toàn bộ tiền trong tài khoản Mobile Money của nhà mạng phải được mang bảo đảm tại ngân hàng. Và không được sử dụng cho mục đích khác ngoài thanh toán.
Mobile Money tiện lợi như thế nào?
Hiệp hội Thông tin di động thế giới (GSMA) định nghĩa Mobile Money là hình thức tiếp cận dịch vụ tài chính qua điện thoại di động. Với Mobile Money, mỗi người chỉ cần có một số điện thoại được đăng ký chính chủ là có thể sử dụng được dịch vụ. Để thanh toán online, người dùng cần cài đặt trên điện thoại một ứng dụng dùng công nghệ Near Field Communication (NFC). Thông tin được lưu trữ ngay trên thiết bị cá nhân và SMS để đảm bảo tính an toàn. Người dùng có thể gửi, rút, chuyển tiền bằng điện thoại. Thanh toán các hoá đơn mua hàng tại cửa hàng.
Giải pháp thanh toán điện tử ở nông thôn
Với những đặc trưng của mình, Mobile Money trở thành giải pháp cho thanh toán điện tử ở nông thôn khu vực vùng sâu vùng xa, những nơi chi nhánh ngân hàng; và Internet chưa phát triển mạnh. Nó đã giúp thay đổi cuộc sống của hàng tỷ người trên toàn cầu.
Tương tự tiện ích của các phương tiện thanh toán phi tiền mặt, người dùng Mobile Money có thể nhận tiền, lưu trữ, thanh toán trên điện thoại ở bất kỳ nơi nào phủ sóng di động mà không phải đến ngân hàng. Việc chuyển tiền cũng đơn giản.
Giải pháp thanh toán điện tử ở các quốc gia tiền mặt đang mất giá
Ở những quốc gia tiền mặt đang mất giá, như Somalia hay Zinbabwe Mobile Money rất tiện lợi cho người dân khi đi chợ mua sắm. Thay vì phải vác cả bao tải tiền giấy đi trao đổi, mọi người chỉ cần giao dịch qua điện thoại. Việc lưu trữ chuyển tiền cũng an toàn hơn giao dịch tiền mặt.
Toàn bộ tiền trong Mobile Money được bảo vệ bởi ứng dụng mã hóa. Người dùng phải đăng nhập bằng mật khẩu để mở điện thoại. Và sau đó nhập mã PIN nếu muốn thực hiện giao dịch. Trong trường hợp bị mất điện thoại người dùng chỉ cần gọi đến công ty cung cấp dịch vụ thông báo tạm khoá tài khoản. Sau đó thay điện thoại sim mới và tiếp tục sử dụng bình thường.
Bước đệm thoát nghèo
Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB) Sri Mulyani Indrawati nhận định, Mobile Money sẽ là bước đệm quan trọng để thoát nghèo. Và hướng đến sự bình đẳng. Ở Kenya, Mobile Money còn là một trong những biện pháp chống tham nhũng. Lịch sử giao dịch được ghi lại trong điện thoại sẽ là bằng chứng chống lại những hành vi đút lót hoặc “vòi” tiền.
Ở một khía cạnh khác, Mobile Money hoạt động như một tài khoản ngân hàng cho phép người dùng theo dõi. Theo dõi chi tiết thu chi, khuyến khích tiết kiệm, lên kế hoạch chi tiêu cho tương lai. Khi người dân tham gia rộng rãi vào hệ thống tài chính nền kinh tế quốc gia có thể được cải thiện bằng nhiều cách; giúp giảm tác động từ các cú sốc tài chính.
Vì sao Mobile Money lại ngày một phổ biến?
Theo thống kê GSMA
Thống kê của GSMA đến cuối năm 2019 cho thấy, Mobile Money đang có 290 loại hình giao dịch tại 95 quốc gia toàn cầu với 1,04 tỷ tài khoản được đăng ký. Các đại lý chuyển tiền qua điện thoại di động có phạm vi tiếp cận. Nhiều gấp 7 lần so với ATM và gấp 20 lần so với các chi nhánh ngân hàng.
Tính đến hết tháng 12/2019, có trung bình 37,1 tỷ giao dịch qua kênh Mobile Money. Có tổng giá trị giao dịch lên đến 690,1 tỷ USD tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Các tổ chức nghiên cứu thị trường tiền tệ dự đoán quy mô kinh tế của Mobile Mobile có thể đạt 12 tỷ USD. Vào 2024 tỷ lệ tăng trưởng hàng năm ước đạt 28,7%.
Tuy nhiên, mức độ phát triển của Mobile Money không đồng đều giữa các quốc gia. Châu Phi đang là tâm điểm của Mobile Money với tỷ lệ người dùng lớn. Ở Kenya, có hơn 72% dân số dùng dịch vụ trong khi ở Mexico chỉ có 11%.
Theo giới phân tích, đặc điểm của mỗi quốc gia
Theo giới phân tích, đặc điểm của mỗi quốc gia và mô hình quản lý là những yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến độ phủ của Mobile Money. Ở những quốc gia có nền công nghệ, tài chính phát triển, Mobile Money chỉ là lựa chọn phụ. Nhưng ở những nước nghèo hoặc các quốc gia đang phát triển. Nơi người dân chưa tiếp cận được dịch vụ tài chính số, Mobile Money lại phát triển đặc biệt nhanh.
Thống kê của GSMA cho thấy khu vực châu Á – Thái Bình Dương có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới trong năm 2019 với 158 triệu tài khoản. Trong đó có 60 triệu tài khoản hoạt động thường xuyên. Nó cao hơn 29% so với cùng kỳ năm trước. Mức độ phủ sóng của dịch vụ viễn thông cùng các yếu tố như dân số đông, số thuê bao di động ngày càng tăng. Và sự năng động trong thị trường công nghệ tài chính đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường Mobile Money.
Mô hình quản lý
Mặc dù có nhiều ưu điểm, Mobile Money vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Quy định pháp lý sẽ quyết định mức độ phổ biến và niềm tin của người dùng. Nếu quy định pháp lý quá ít, có thể dẫn đến nhiều rủi ro về gian lận; rửa tiền; tài trợ cho khủng bố… Nhưng nếu quy định quá chặt, có thể làm tăng chi phí dịch vụ, hạn chế sự phát triển của Mobile Money.
Trên thế giới
Trên thế giới có hai mô hình quản lý Mobile Money phổ biến: Quản lý theo kiểu ngân hàng; quản lý theo mô hình nhà mạng di động (MNO).
Nếu quản lý theo kiểu ngân hàng, dịch vụ sẽ nằm dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý tài chính quốc gia. Các nhà cung cấp dịch vụ di động phải làm việc với ngân hàng. Người dùng phải tuân thủ các quy định về định danh khách hàng. Ưu điểm của mô hình này là an toàn hơn cho hoạt động thanh toán; và người dùng dịch vụ. Nhưng hạn chế là các ngân hàng phải mở rộng quy mô. Người dùng ở vùng sâu vùng xa khó tiếp cận được, thủ tục pháp lý cũng phức tạo hơn.
Nếu quản lý theo mô hình nhà mạng di động, mỗi người dân sử dụng một số điện thoại đã được định danh đều có thể sử dụng dịch vụ. Độ phủ của ngành viễn thông lớn hơn rất nhiều so với các chi nhánh ngân hàng. Nên khả năng phục vụ người dân cũng rộng hơn. Tuy nhiên, hạn chế của mô hình này là tính an toàn, bảo mật không cao. Nhà mạng buộc phải xử lý được tình trạng sim lậu, sim rác trước khi Mobile Money bùng nổ. Để giải quyết những rủi ro tài chính liên quan đến rửa tiền, gian lận. Các nhà cũng cấp viễn thông sẽ giới hạn lượng tiền được giao dịch trong một tháng.
Tuỳ vào đặc thù, mỗi quốc gia sẽ lựa chọn một mô hình riêng; hoặc kết hợp linh hoạt các phương thức quản lý.
Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đơn vị được phép tham gia thí điểm Mobile Money là các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động. Nó cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ví điện tử; và nhà mạng viễn thông. Dịch vụ sẽ được cung cấp đến người dùng có chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, hay hộ chiếu; trùng với thông tin đăng ký thuê bao di động và được định danh, xác thực theo quy định. Thuê bao di động phải có thời gian kích hoạt và sử dụng liên tục trong ít nhất 3 tháng. Được tính đến thời điểm đăng ký mở, sử dụng dịch vụ.
Mỗi người chỉ được mở một tài khoản Mobile Money tại mỗi nhà mạng thực hiện thí điểm. Tổng hạn mức giao dịch cho một tài khoản loại này không được quá 10 triệu đồng một tháng cho tất cả giao dịch gồm rút tiền, chuyển tiền, thanh toán.
Việc thí điểm Mobile Money tại Việt Nam sẽ kéo dài trong hai năm, tính từ ngày 9/3/2021.
QTL hy vọng bài viết trên có thể giúp ích cho bạn thêm nhiều thông tin bổ ích.
Nguồn: vnexpress.net