Công nghệ NFT đang là tâm điểm của thế giới thay thế Bitcoin
Bitcoin là một loại tiền kỹ thuật số được tạo ra và lưu giữ dưới dạng điện tử. Không giống như các loại tiền tệ hữu hình truyền thống (chẳng hạn như đô la Mỹ hoặc Euro), Bitcoin sẽ không được in. Bạn sẽ nghĩ đến nghĩ giao dịch bitcoin – đây là những giao dịch về tiền tệ. Gần đây có một công nghệ vừa ra mắt nó đang được là tâm điểm của thế giới. Nó là công nghệ được áp dụng vào lĩnh vực nghệ thuật. Vậy công nghệ NFT là gì? Vì sao nó lại là tâm điểm của thế giới? Hãy cùng tìm hiểu công nghệ NFT qua bài viết sau để biết thêm thông tin.
NFT là gì?
Token không thể thay thế (NFT) là một dạng vật phẩm ảo được xác thực bằng công nghệ blockchain, có chữ ký số của người sở hữu. Theo CoinDesk, một số đặc tính nổi bật của NFT bao gồm:
- Không thể phân chia: Những loại tiền mã hóa như Bitcoin hay Ether đều có thể bị chia nhỏ và giao dịch dưới dạng phân số, trong khi đó NFT là một tài sản nguyên vẹn.
- Không thể phá hủy hay làm nhái: Tất cả dữ liệu NFT được lưu trữ trên nền tảng blockchain thông qua hợp đồng thông minh (smart contract). Vật phẩm ảo trong game có thể bị sao chép hàng loạt hoặc bị xóa bỏ nếu nhà sản xuất tuyên bố đóng cửa. Nhưng mỗi NFT đều độc nhất vô nhị và tồn tại không phụ thuộc vào công ty nào. Chẳng hạn, bạn có thể mua nhạc từ iTunes nhưng không sở hữu bản nhạc đó mà chỉ mua giấy phép để nghe nhạc.
- Có thể xác minh: Các tác phẩm nghệ thuật số được mua bán dưới dạng NFT sẽ luôn là bản gốc, không có bản sao thứ hai. Nhờ việc lưu trữ dữ liệu quyền sở hữu trên blockchain, ai cũng có thể truy. Ngược lại nguồn gốc người tạo ra tác phẩm, không cần bên thứ ba tham gia xác thực như những món đồ cổ nghệ thuật cần sự chứng nhận của chuyên gia.
Vì sao các vật phẩm được bán giá cao?
CEO và nhà đồng sáng lập Twitter Jack Dorsey vừa rao bán một tài sản “độc nhất vô nhị” của ông: dòng tweet đầu tiên của nền tảng Twitter.
Dòng tweet được đăng vào ngày 21/3/2006 của Jack Dorsey đã được bán với giá rất cao 2,5 triệu USD qua nền tảng Valuables. Người mua là Sina Estavi, CEO của công ty Bridge Oracle.
Tweet của Jack Dorsey không phải là “vật phẩm” đầu tiên được bán với mức giá cao. Trước đó, bức tranh Nyan trong meme mèo cầu vồng đã được bán với giá tới 600.000 USD. Những tác phẩm nghệ thuật của ca sĩ Grimes cũng được bán với giá tổng cộng gần 6 triệu USD vào cuối tháng 2.
Điểm chung của dòng tweet bức tranh mèo hay ca khúc của Grimes là gì? Và vì sao chúng lại được bán với giá cao như vậy? Tất cả nằm ở công nghệ có tên NFT một dạng blockchain dành riêng. Để xác thực các tác phẩm nghệ thuật.
“Bitcoin của nghệ thuật” có khác gì với Bitcoin không?
NFT viết tắt của non-fungible token là công nghệ blockchain đang được chú ý nhất trên thị trường nghệ thuật. Mấu chốt của công nghệ này là tính độc nhất hay “không thể thay thế” (non-fungible).
Nhiều loại tiền mã hoá hoạt động theo cơ chế thay thế được. Bitcoin là ví dụ: nếu bán đi một Bitcoin, bạn có thể mua lại một Bitcoin khác với giá trị và chức năng tương đương. Tuy nhiên, một vật phẩm NFT là duy nhất. Bạn chỉ có thể đổi các vật phẩm NFT với nhau chứ không thể kiếm được một vật phẩm khác giống hệt.
NFT có thể được ứng dụng với bất kỳ tài sản số nào như: hình ảnh; âm nhạc; thậm chí là dòng tweet như trường hợp Jack Dorsey.
Công nghệ này hoạt động trên nền tảng blockchain Ethereum. Blockchain Ethereum. Nó có thể lưu trữ thêm các thông tin. Cho phép xác thực một vật phẩm số là duy nhất.
Nhờ những đặc tính này, NFT đang được kỳ vọng trở thành phiên bản số của ngành sưu tầm nghệ thuật. Thay vì sở hữu một bức tranh hay bản ghi âm nhạc trên đĩa than. Người sưu tầm sẽ có phiên bản số của một tác phẩm nào đó. Khả năng xác thực bằng blockchain cho phép tránh khỏi tình trạng tác phẩm làm giả, nhái.
Giới âm nhạc đang bắt sóng trào lưu này rất nhanh. Rapper Mike Shinoda của Linkin Park, DJ deadmau5 và ca sĩ William Shatner đã bán nhiều bài hát, sticker qua hình thức NFT.
NFT có trở thành tương lai của ngành sưu tầm?
Sử dụng NFT như một vụ giao dịch mua bán
Để hướng tới thay thế những đồ sưu tầm thông thường. NFT có nhiều tính chất khá giống với việc mua một vật phẩm. Hợp đồng NFT có thể cho phép tác giả của sản phẩm nghệ thuật được hưởng phần trăm với mỗi giao dịch. Và sẽ giàu lên nếu món đồ của họ được mua đi bán lại nhiều lần.
Bên cạnh đó, các hợp đồng NFT cũng có thể quy định kỹ về quyền sở hữu, sử dụng của người chủ mới. Mọi người đều có thể bấm chuột phải và tải một bức ảnh trên mạng về. Nhưng đó có thể là hành vi vi phạm bản quyền. Nếu như bức ảnh đó đã được bán độc quyền cho người chủ mới.
Giống như tác phẩm nghệ thuật sưu tầm thông thường. Một số chủ nhân của tác phẩm NFT cũng hi vọng vật phẩm mình sở hữu sẽ tăng giá trong tương lai. Bức ảnh con ma Gucci được bán với giá gốc 3.600 USD. Nhưng chủ mới đang rao bán lại với giá 16.300 USD.
Một trò đùa trong mua bán
Ngoài những vật phẩm thực sự là duy nhất, nhiều tác phẩm NFT cũng đang được bán như một trò đùa. YouTuber Logan Paul đã cắt nhiều đoạn clip từ những video đăng tải công khai của mình trên mạng và bán với giá 20.000 USD. Tấm card làm theo phong cách Pokemon của Paul cũng có giá 17.000 USD khi bán lại.
Do người bán toàn quyền lựa chọn, không ai có thể ngăn cản Logan Paul không cắt đúng những đoạn clip đã bán. Và bán lại một lần nữa, cho một chủ sở hữu khác. Lúc này, tính duy nhất của vật phẩm đã không còn.
Không phải chỉ có giới nghệ thuật mới sử dụng NFT. Hãng Nike cũng ứng dụng một công nghệ tương tự gọi là CryptoKicks. Để xác thực những đôi giày giới hạn của mình. Khi mua một đôi giày có CryptoKicks, bạn sẽ nhận thêm một mã duy nhất để xác thực là chủ sở hữu của giày.
Kết luận
Vẫn còn quá sớm để kết luận liệu NFT có thể phát triển hơn trong tương lai và trở thành hình thức sở hữu nghệ thuật số. Vincent Harrison nhà sưu tập nổi tiếng tại New York tin rằng công nghệ này mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu của quá trình chuyển đổi. Giúp cho ngành sưu tập vượt qua những khó khăn của dịch Covid-19. Thực tế là hàng loạt bảo tàn, phòng tranh đang phải đóng cửa.
“Đây là sự tăng tốc của một quá trình chuyển đổi văn hoá”, ông Harrison nhận xét.
Dù vậy, Federica Beretta, giám đốc phòng tranh Opera tại London cho rằng tác phẩm nghệ thuật gốc như những bức tranh vẫn sẽ chiếm ưu thế trong tương lai.
“Tôi không tin rằng nghệ thuật trong tương lai sẽ chỉ toàn những tác phẩm số”; ông Beretta chia sẻ. Trang QTL cám ơn các bạn đã đọc.
Nguồn: zingnews.vn