Phương pháp dạy trẻ 9 tháng tuổi hiệu quả để trẻ phát triển toàn diện

Phương pháp dạy trẻ 9 tháng tuổi hiệu quả để trẻ phát triển toàn diện

Trẻ 9 tháng tuổi không chỉ có thể bò rất tốt nhằm để khám phá thế giới xung quanh mà còn có thể đứng vững. Thậm chí tập đi bằng cách cầm chặt đồ vật. Khi thiên thần nhỏ tròn 9 tháng tuổi, bé sẽ đạt đến một cột mốc phát triển nhất định. Khả năng vận động và nhận thức của trẻ 9 tháng tuổi đã phát triển. Nếu cha mẹ có những phương pháp dạy trẻ 9 tháng tuổi hiệu quả thì con sẽ đặt nền móng vững chắc cho quá trình học tập sau này.

Vào thời gian này, bố mẹ nên cho trẻ di chuyển mọi ngóc ngách trong nhà, vì trẻ sẽ quan sát và học hỏi được nhiều điều mới. Ngoài ra, hãy dạy con một số hoạt động để giúp con phát triển các kỹ năng tốt hơn. Trên đây là một số cách dạy trẻ 9 tháng tuổi phát triển toàn diện hiệu quả.

Đặc điểm phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

Đặc điểm phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

Để việc dạy trẻ thực hiện các hoạt động khác nhau giúp phát triển trí não và các kỹ năng vận động. Chúng ta hãy cùng xem trẻ 9 tháng tuổi đã làm được những gì:

  • Trẻ có thể bò vững và có thể di chuyển khắp nhà. Một số trẻ còn trở thành “chuyên gia” khi bò lên và xuống cầu thang.
  • Trẻ có thể thay đổi tư thế một cách dễ dàng: từ nằm sang ngồi, bò sang vịn đứng (với sự hỗ trợ của các đồ vật chắc chắn như ghế sô pha).
  • Trẻ có thể nhặt những đồ vật nhỏ (như sợi chỉ, con kiến…) và cho khối hình vào hộp theo từng khuôn.
  • Trẻ có thể bập bẹ, ê a không ngừng.
  • Trẻ có thể bắt đầu hiểu những gì bạn nói và đáp lại bằng một âm thanh ê a hoặc bằng một nụ cười.
  • Trẻ có thể ngồi vững mà không cần hỗ trợ. Không giống như những tháng trước khi ngồi trẻ cần bạn đỡ hoặc gối mềm chèn xung quanh.

Phương pháp dạy trẻ 9 tháng tuổi phát triển toàn diện

Phương pháp dạy trẻ 9 tháng tuổi phát triển toàn diện

Dạy trẻ 9 tháng tuổi ăn ngoan, ngủ ngoan

Bản tính của trẻ nhỏ là tò mò và ưu khám phá nên khi trẻ có thể biết bò. Trẻ sẽ càng học hỏi được nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này cũng khiến các bữa ăn của trẻ dễ trở thành bãi chiến trường. Trẻ có thể hứng thú và muốn nếm thử mọi loại đồ ăn trên bàn. Đôi khi, đồ ăn có thể trở thành đồ chơi đối với trẻ khiến trẻ muốn cầm và ném đi khắp nơi.

Tuy sẽ phải dọn dẹp hơi nhiều nhưng không vì thế mà bố mẹ nên ép trẻ ăn trong giai đoạn này. Trẻ nên là người tự ăn, tự quyết định sẽ ăn bao nhiêu ăn món gì và ăn thế nào. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy để trẻ được dùng tay cầm thức ăn theo đúng ý thích của mình. Điều này sẽ giúp bố mẹ hiểu thêm về sở thích ăn uống cũng như tạo môi trường ăn thoải mái cho trẻ. Giúp trẻ ngon miệng hơn.

Mặc dù khả năng ăn uống dần hoàn thiện nhưng lúc này giấc ngủ của trẻ vẫn còn đôi chút vấn đề. Trẻ có thể cáu gắt, mệt mỏi khi buồn ngủ nên bố mẹ hãy chú ý đến biểu hiện cảm xúc của trẻ. Để hỗ trợ trẻ vào giấc ngủ nếu cần nhé.

Dạy trẻ khả năng giao tiếp

Thông thường, ở giai đoạn 9 tháng, trẻ sẽ có xu hướng tập nói nhiều hơn. Có những lúc bố mẹ sẽ cảm thấy bất ngờ vì giọng trẻ bỗng cao vút và ồn ào hơn bình thường. Trẻ cũng sẽ ê a nhiều hơn và biết lắng nghe mọi âm thanh ở xung quanh mình. Nếu trẻ không có phản ứng khi nghe thấy âm thanh đột ngột. Mẹ nên cân nhắc để đưa trẻ đi kiểm tra ngay, rất có thể trẻ gặp vấn đề về thính giác.

Ngoài ra, trẻ 9 tháng tuổi cũng rất hay tập trung và thích nghe mọi người trò chuyện. Nhiều trẻ còn nhìn miệng người lớn và nói theo. Vì vậy, để giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp, bố mẹ hãy trò chuyện với trẻ nhiều hơn. Kể những câu chuyện hay hoặc hát cho trẻ nghe. Dần dần, mẹ sẽ cảm thấy bất ngờ với sự phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ đó.

Để trẻ phát triển kỹ năng vận động

Giai đoạn 9 tháng tuổi là thời điểm các bố mẹ chứng kiến sự phát triển vượt bậc về khả năng vận động của trẻ. Trẻ đã biết trườn bò khắp nơi trong nhà để tự lấy món đồ mình thích. Một số trẻ ở giai đoạn có thể bỏ qua bò và chậm chững đi một vài bước.

Vì trẻ rất tò mò và ưa thích khám phá nên sẽ hiếm khi bố mẹ thấy trẻ ở yên một chỗ. Để bảo vệ trẻ, bố mẹ cần chú ý khoảng cách an toàn cho trẻ. Không nên để những đồ vật có khả năng gây sát thương trong phạm vi chơi của trẻ. Ngoài ra, dù làm gì, bố mẹ cũng cần đặt trẻ trong tầm mắt của mình để kịp thời xử lý khi trường hợp không may xảy ra.

Để trẻ phát triển khả năng biểu hiện cảm xúc

Khả năng biểu hiện cảm xúc trẻ trong giai đoạn này cũng phát triển một cách vượt bậc. Trẻ biết thể hiện sự yêu, ghét rất rõ ràng. Vì trẻ cũng đã nhớ mặt được những ai là người thân quen trong nhà nên trẻ cũng sẽ bám lấy bố mẹ nhiều hơn muốn ở bên cạnh bố mẹ cả ngày. Trẻ dễ dàng sợ hãi khi nhìn thấy người lại nên bố mẹ cũng cần lưu ý để đảm bảo trẻ không cảm thấy quá khó chịu khi đến những môi trường mới nhé.

Phát triển khả năng nhận thức

Sự phát triển nhận thức của trẻ 9 tháng tuổi thay đổi theo từng ngày. Trẻ sẽ tập trung vào những trò chơi người lớn đưa ra và thích ném mọi thứ có trong tầm tay. Mỗi khi đồ vật di chuyển hay biến mất, trẻ cũng biết và nhìn theo.

Bên cạnh đó, trẻ có thể di chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia một cách linh hoạt hay đưa đồ chơi vào miệng dễ dàng. Đây đều là những biểu hiện cho thấy khả năng nhận thức của trẻ đang rất phát triển. Để đảm bảo một môi trường cho trẻ phát triển nhận thức bố mẹ nên lựa chọn những loại đồ chơi an toàn với trẻ

Bố mẹ nên dạy trẻ những gì trong giai đoạn 9 tháng tuổi?

Bố mẹ nên dạy trẻ những gì trong giai đoạn 9 tháng tuổi?

Những cách dạy trẻ 9 tháng tuổi sau đây sẽ giúp trẻ phát triển nhiều mặt. Đặc biệt khả năng nhận thức và vận động:

Tập trẻ đọc sách

Sách là công cụ giúp trẻ phát triển cả về nhận thức và kỹ năng giao tiếp. Vì vậy, dù bận rộn đến mấy, bố mẹ cũng nên dành thời gian đọc sách cho trẻ nghe mỗi ngày nhé. Với trẻ ở giai đoạn 9 tháng, bố mẹ có thể cho trẻ xem các loại sách ảnh, ít chữ, nhiều màu sắc để tạo hứng thú. Mỗi khi đọc, bố mẹ nên điều chỉnh tông giọng hơi cao một chút để thu hút trẻ nhé.

Việc tạo thói quen đọc sách từ sớm sẽ giúp trẻ hình thành thói quen tốt. Tạo tiền đề cho việc phát triển các kỹ năng học tập về sau.

Tập bé vỗ tay và hát

Âm nhạc mang nhiều lợi ích đối với sự phát triển não bộ của trẻ. Vì vậy, bố mẹ có thể bật nhạc, hát và vỗ tay theo nhịp bài hát của trẻ. Đồng thời khuyến khích trẻ làm theo. Hoạt động này giúp trẻ phát triển khả năng kiểm soát cơ. Sự phối hợp giữa tay và mắt cũng như khả năng cảm nhịp của trẻ.

Để trẻ thả đồ vật vào xô

Để chuẩn bị cho hoạt động này, bố mẹ cần có một vài món đồ chơi và xô nước. Thả đồ vật vào trong thùng, khi đồ rơi vào đáy thùng. Bố mẹ có thể tạo ra tiếng động giống như đồ rơi. Sau khi làm vài lần như vậy, bố mẹ có thể thả đồ vật không tạo âm thanh để xem trẻ có bắt chước theo không. Cách dạy con 9 tháng tuổi này sẽ giúp trẻ rèn luyện khả năng vận động và ngôn ngữ.

Chơi trốn tìm với âm thanh

Hoạt động này khá đơn giản. Bố mẹ chỉ cần chọn một vài món đồ chơi có âm thanh rồi đem giấu ở sau lưng. Hoặc có thể là dưới thảm hoặc khăn và để trẻ đi tìm món đồ chơi đó. Trò chơi cứ tiếp tục cho đến khi trẻ hết hào hứng bố mẹ nhé!

Cho trẻ lăn bóng

Trò chơi lăn bóng giúp triển các kỹ năng vận động thô cơ bản và khả năng bắt chước. Để bắt đầu hoạt động, bố mẹ lăn một quả bóng có kích thước trung bình về phía trẻ và khuyến khích trẻ lăn bóng trở lại cho bố mẹ. Bố mẹ nhớ là ngay cả khi trẻ không lăn bóng lại bố mẹ vẫn cổ vũ tinh thần vui chơi của trẻ nhé.

Chơi trò trốn tìm

Với trò chơi trốn tìm, bố mẹ có thể bắt đầu bằng việc đặt trẻ vào một thùng giấy lớn và thoải mái bên trong có lót chăn, đệm mềm. Sau đó, bố mẹ giả vờ không tìm thấy trẻ và khi thấy trẻ. Bố mẹ hãy kêu to một cách vui vẻ và phấn khích. Hoạt động này sẽ giúp tăng cường khả năng theo dõi trực quan, phát triển khả năng vận động và dạy trẻ về sự tồn tại của một đối tượng nào đó.

Cho trẻ đi dạo

Đây cũng là một cách dạy trẻ 9 tháng tuổi mà cha mẹ hãy thường xuyên áp dụng cho bé nhà mình. Môi trường sống xung quanh chính là nơi để trẻ khám phá và học hỏi. Vì vậy, mỗi ngày, bố mẹ nên cho trẻ ra ngoài đi dạo nhiều hơn nhé. Bố mẹ có thể cho trẻ đi chợ, đi siêu thị hay đơn giản là đi dạo ở công viên gần nhà. Không chỉ phát trẻ phát triển khả năng quan sát mà còn giúp các giác quan của trẻ trở nên nhạy bén hơn.

Giai đoạn phát triển nào của trẻ cũng đều cần sự đồng hành của các bố mẹ. Mong rằng qua bài viết này của QTL, bố mẹ đã biết cách dạy trẻ 9 tháng tuổi hiệu quả cũng như tư tin hơn trong vai trò làm cha, làm mẹ.

Nguồn: odphub.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *