Dự án Sân bay Phan Thiết đẩy giá đất tại Bình Thuận lên cao
Khi vừa có thông tin dự án Sân bay Phan Thiết sẽ khởi công vào tháng 3. Các hoạt động trao đổi mua bán BĐS tại đây vô cùng nhộn nhịp. Điều này đã đẩy giá đất tại Bình Thuận lên cao ngất ngưởng.
Hiện nay, tại Bình Phước, giá đất đã leo thang ngất ngưởng. Nhiều chuyên gia dự báo, thực chất đất tăng giá chỉ có trong miệng của “cò đất”. Mới đây, Chủ tịch UBND TP.Phan Thiết (Bình Thuận) đã có văn bản khẩn gửi Công an, Phòng TN-MT và UBND xã Thiện Nghiệp (TP.Phan Thiết). Theo đó, văn bản này yêu cầu các cơ quan chức năng cần có biện pháp cấp bách để ngăn chặn tình trạng thổi giá đất lên cao.
Ngay sau khi có thông tin cuối tháng 3 Cảng hàng không Phan Thiết (sân bay Phan Thiết) đi vào khởi công, thị trường BĐS tại xã Thiên Nghiệp vô cùng sôi động. Hàng loạt nhà đầu tư đã kéo về xã. Các “cò đất” trong vùng và vùng lân cận cũng hoạt động hết công suất. Vẫn chưa rõ đã có giao dịch mua bán nào chưa. Thế nhưng, điều này đã gây ra mất an ninh trật tự tại xã.
Cẩn trọng trước cơn sốt đất quanh dự án Sân bay Phan Thiết
Ôtô nườm nượp đổ về quanh dự án sân bay Phan Thiết để thăm dò đất. Chính quyền lên kế hoạch ngăn ngừa sốt ảo và cảnh báo lừa đảo.
Bốn ngày qua, ôtô từ khắp nơi đổ về xã Thiện Nghiệp, nơi có dự án sân bay Phan Thiết sắp triển khai thi công. Quán cà phê cách trụ sở xã vài chục mét, xe hơi đậu dày đặc. Những người ăn mặc sang trọng vào quán ngồi “tụm ba tụm bảy”. Họ vừa trao đổi vừa gọi điện thoại giao dịch mua bán đất rôm rả.
Cách đó không xa, trước quán nước kề Công an xã Thiện Nghiệp, hàng loạt ôtô cũng liên tục ghé đến. Các xe ô tô xếp thành hai hàng dài ven đường. Tầm 10h sáng 10/3, tại đây có hơn 20 xe nối đuôi nhau. Trong đó có nhiều chiếc biển số: TP HCM, Đồng Nai, Vũng Tàu, Lâm Đồng và các tỉnh phía Bắc. Một số người xuống xe ghé vào quán. Một số đi bộ đến các khu đất gần đó đứng quan sát. Họ cầm theo sổ đỏ và bản đồ vị trí đất, giới thiệu qua lại.
Dọc tỉnh lộ 715 từ trung tâm xã về phía ngã ba đường sỏi rẽ vào dự án sân bay, các quán cà phê cũng đông đúc không kém. Cứ năm đến mười phút, vài chiếc xe rời khỏi quán chạy chầm chậm. Thỉnh thoảng dừng lại xem các khu đất ven đường. Cứ chiếc này đi, chiếc khác lại đến. Điều này làm sôi động cả khu vực.
Cơn sốt BĐS do “cò đất” thổi giá?
Trên đường này cũng xuất hiện vài nhóm người trạc tuổi 30-45 đi xe máy biển số Bình Thuận chạy lòng vòng. Một thanh niên tên Thắng tự giới thiệu là người dân Phan Thiết chuyên môi giới bất động sản. Thanh niên này tự nhận rất rành về giá cả và các khu đất đang rao bán tại đây. “Đất cây trồng dọc mặt đường nhựa này khoảng 4 đến 4,2 tỷ một sào (1.000 m2). Vào trong nữa thì giá mềm hơn”, anh này nói.
Không chỉ trục đường 715 ở trung tâm xã, mà con đường sỏi thôn Thiện Sơn nối ra đường 706 B giáp phường Hàm Tiến cũng có vài xe máy và ôtô chạy đi xem đất. Trên đường này, bốn khu đất nông nghiệp làm đường nhựa trái phép để phân lô bán nền đã bị ủi đi cuối năm 2019. Nhưng các bảng cảnh báo do xã cắm lên gần các khu này hiện đã bị phá hoại. Có bảng bị lấy đi, có bảng bị chọc thủng. Hoặc bị kéo đổ nằm bẹp xuống đất.
Ông Đỗ Ngọc Hòa, Chủ tịch UBND xã Thiện Nghiệp cho biết, không những khu vực này mà dọc đường 706B, các bảng có nội dung cảnh báo “trên địa bàn xã không có dự án nào phân lô bán nền…” cũng bị nhổ bỏ.
“Hoạt động mua bán đất quanh dự án sân bay là chuyện bình thường nếu đảm bảo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, đáng lo ngại là việc lợi dụng thông tin sân bay thi công, một số nhóm cò đất tạo cơn sốt ảo như trước đây”, ông nói.
Chính quyền tại Bình Thuận vào cuộc
Rút kinh nghiệm những năm trước, chính quyền đã chủ động nắm bắt tình hình, ngăn cơn sốt đất ảo. UBND xã Thiện Nghiệp đã chỉ đạo địa chính xã cùng lực lượng công an, quân sự… theo dõi tình hình. Những ngày qua, theo ông Hoà chủ yếu các nhóm cò đất tập trung lại để khuấy động thị trường, hoặc một số nhà đầu cơ lỡ ôm đất giá cao từ các đợt sốt ảo trước, nay tập trung về để tìm cách bán đi “gỡ” lại vốn.
Tổ công tác của xã cũng đang ráo riết kiểm tra các khu đất quy hoạch làm sân bay, các khu đất công. Tránh tình trạng lấn chiếm, mua bán, chuyển nhượng trái phép. Hiện xã cho cắm lại các bảng cảnh báo “trên địa bàn hiện chưa có dự án phân lô bán nền nào được cấp có thẩm quyền cho phép”. Nhằm để người dân từ nơi khác nắm rõ, tránh bị lừa.
Chiều 11/3, ông Phạm Đức Tuyên, Phó chủ tịch UBND TP Phan Thiết cũng cho biết đã cử lực lượng công an theo dõi các hoạt động BĐS. Như: môi giới, giao dịch, mua bán đất tại Thiện Nghiệp. Các sàn giao dịch bất động sản trái phép nếu dựng bảng lên sẽ bị ngăn chặn. Hoặc dỡ bỏ ngay lập tức.
Các đội nghiệp vụ Công an Phan Thiết cũng đang túc trực tại xã Thiện Nghiệp để phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp mua bán, chuyển nhượng đất trái phép. Cũng như các hoạt động có dấu hiệu lừa đảo trong kinh doanh bất động sản.
Dự án sẽ thi công trong tháng 3?
Sân bay Phan Thiết (quân sự kết hợp dân dụng) rộng 543 ha được quy hoạch tại xã Thiện Nghiệp. Dự án khởi công đầu năm 2015. Dự kiến hoàn thành vào năm 2018. Nhưng án binh bất động sau đó.
Ngày 5.3, thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã cùng lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận thị sát dự án Cảng hàng không Phan Thiết để chuẩn bị thi công.
Tại cuộc làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận chiều cùng ngày, thượng tướng Trần Đơn thông báo Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho sử dụng nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025. Nguồn vốn để xây dựng Cảng hàng không Phan Thiết (phần thuộc quân sự). Thứ trưởng Trần Đơn cũng đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận hối thúc nhà đầu tư BOT chuẩn bị các điều kiện. Và thủ tục để cùng thi công dự án Cảng hàng không Phan Thiết ngay trong tháng 3 này.
Cứ sau mỗi đợt có đoàn công tác của Chính phủ hoặc Bộ Quốc phòng đến Bình Thuận làm việc về dự án sân bay Phan Thiết. Các nhóm cò đất trong và ngoài tỉnh thường xuất hiện gây náo loạn thị trường. UBND TP Phan Thiết buộc phải chỉ đạo cơ quan chức năng vào cuộc ổn định tình hình.
Đôi điều về dự án sân bay Phan Thiết
Trước đó, năm 2017, UBND Bình Thuận đề xuất nâng cấp sân bay Phan Thiết 4C lên 4E. Đến tháng 2/2018, sân bay này được Thủ tướng phê duyệt quy mô cấp 4E dân dụng kết hợp với sân bay quân sự cấp 1.
Hạng mục quân sự với mức đầu tư dự kiến khoảng 8.000 tỉ đồng. Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư với phương án bán đấu giá sân bay Nha Trang cũ. Tuy vậy, dự án vẫn chưa được thi công.
Theo Thượng tướng Trần Đơn, thời gian qua vấn đề vướng mắc lớn nhất tại dự án này là vốn đầu tư. Nhưng nay đã được giải quyết. Trước đây, Bộ Quốc phòng phải chờ đấu giá sân bay Nha Trang cũ để lấy nguồn vốn vào đầu tư sân bay Phan Thiết. Nhưng sau đó, Thủ tướng đồng ý đầu tư xây sân bay này bằng vốn ngân sách. Theo hình thức đầu tư công.
Nguồn: Vnexpress.net