Tình trạng HOSE tắt nghẽn kéo dài khiến các nhà đầu tư bức xúc
Trên HOSE tắc nghẽn đã kéo dài hơn 3 tháng qua đã kéo dài tình trạng bảng điện bị đơ, chập chờn và lệnh bị lỗi. Việc này không còn thấy bất ngờ đối với các nhà đầu tư nhưng sự bức xúc thì ngày càng tăng cao. Hãy cùng với QTL tìm hiểu về tình trạng này nhé. Còn một số nhà đầu tư đã quyết định tạm thời dịch chuyển giao dịch phần nhiều qua sàn Hà Nội. Do tình trạng tắc nghẽn kéo dài, những lúc thị trường có xu hướng giảm thì lại không bán được, lúc muốn mua thì lại không thể mua được. Chính nhờ vào tình trạng này mà gần đây giao dịch trên HNX giá cũng tăng vọt và trở nên sôi động hơn.
Diễn biến sàn HOSE
Diễn biến khá nhanh trên sàn TP.HCM (HOSE) trong buổi sáng; cho thấy các nhà đầu tư muốn tranh thủ giao dịch trước khi xảy ra tình trạng nghẽn lệnh. Chỉ trong phiên sáng, riêng sàn HOSE đã đạt tổng trị giá hơn 10.000 tỉ đồng.
Bước sang đợt giao dịch buổi chiều, thị trường tiếp tục rung lắc mạnh. Hiện tượng bảng điện bị “đơ”; lệnh giao dịch khớp nhỏ giọt trên HOSE lại diễn ra đã khiến VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ. Sắc xanh chỉ le lói trong nhóm VN30 như TCB, VHM, NVL, VPB, PDR;… và do nghẽn lệnh nên dòng tiền chưa đủ mạnh để đẩy chỉ số VN-Index tăng trở lại.
Chốt phiên VN-Index giảm 6,3 điểm, tương ứng 0,54% xuống 1.161,97 điểm. Ngược lại, chỉ số HNX-Index tiếp tục tăng 1,41 điểm; tương ứng 0,54% lên 264,83 điểm và UPCoM – Index cũng tăng 0,15% lên 79,54 điểm. Thanh khoản toàn thị trường cao hơn so với phiên trước khi có tổng khối lượng giao dịch đạt 878,8 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, trị giá 18.623 tỉ đồng. Trong đó riêng giao dịch trên sàn HOSE đạt hơn 15.133 tỉ đồng. Và nếu không nghẽn lệnh thì chắc chắn giá trị giao dịch trên HOSE sẽ còn cao hơn.
Tình trạng HOSE tắc nghẽn
Tình trạng bảng điện bị đơ, chập chờn và lệnh bị lỗi… trên HOSE đã kéo dài hơn 3 tháng qua khiến nhiều nhà đầu tư không còn thấy bất ngờ nhưng sự bức xúc thì ngày càng tăng cao. Hiện vẫn chưa biết khi nào HOSE mới khắc phục được và nhiều nhà đầu tư bắt đầu thấy nản hoặc chuyển dần giao dịch sang sàn HNX hay UPCoM. Một nhà đầu tư tên Minh tại TP.HCM than thở: “Không biết anh chị em đã nản chưa chứ mình là nản lắm rồi đấy. Tắc nghẽn kéo dài, bịt mắt bịt mũi, lúc muốn mua không mua được. Lúc thị trường giảm thì lại không bán được. Hoang mang về cách điều hành của lãnh đạo HOSE”. Còn một số nhà đầu tư khác cho rằng với tình trạng này; thì tạm thời dịch chuyển giao dịch phần nhiều qua sàn Hà Nội để tránh bị thua lỗ.
Mặc dù nhiều cổ phiếu trên sàn Hà Nội và UPCoM trước đây không được nhà đầu tư đánh giá cao. Nhưng do HOSE tắc nghẽn gần đây giao dịch trên HNX đã sôi động hơn và giá cũng tăng vọt.
Các chỉ số HNX-Index
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, trong tháng 2 chỉ số HNX-Index có xu hướng tăng mạnh về cuối tháng. Đạt mức cao nhất tại ngày giao dịch cuối cùng của tháng tăng 16,3% so với thời điểm cuối tháng 1. Giá trị vốn hóa thị trường tại thời điểm cuối tháng 2 đạt hơn 285.400 tỉ đồng; tăng 13,08% so với cuối tháng 1. Chỉ số giá cổ phiếu của tất cả các ngành đều tăng điểm. Trong đó chỉ số ngành tài chính tăng mạnh 46,56 điểm (tương đương tăng 12,59%) đạt 416,44 điểm. Chỉ số ngành công nghiệp tăng 25,4 điểm (tương ứng tăng 12,28%) đạt 232,32 điểm. Ngành xây dựng tăng 35,43 điểm (tương ứng tăng 18,13%) đạt 230,83 điểm.
Tương tự, thị trường UPCoM tháng 2 diễn biến theo chiều hướng tăng giá của nhiều cổ phiếu. Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng chỉ số UPCoM-Index tăng 10,7% so với cuối tháng 1. Đây cũng là phiên giao dịch có điểm chỉ số cao nhất tháng. Giá trị vốn hóa thị trường UPCoM tại phiên giao dịch cuối tháng 2 đạt hơn 1.030 tỉ đồng tăng 6,34% so với tháng trước.
HOSE nên sử dụng hệ thống của HNX
Về lâu dài sẽ nhập tất cả thị trường cổ phiếu vào TP.HCM thì sẽ có 3 bảng gồm bảng doanh nghiệp (DN) lớn bảng DN vừa và bảng DN upcom.
HOSE chỉ cần lập bảng riêng rồi tính theo các chỉ số, biên độ của sàn TP.HCM. Sẵn máy đó hệ thống có sẵn của HNX, sàn Hà Nội sẽ phải giám sát thay sàn TP.HCM. Còn chấp nhận niêm yết, tiêu chuẩn… vẫn của sàn TP.HCM. Chỉ cần lập bảng riêng hoặc thậm chí vẫn gọi bảng giao dịch cổ phiếu của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM.
Còn phương án tăng năng lực xử lý hệ thống của HOSE vẫn phải có chuyên gia Thái Lan sang làm. Vấn đề này VN không can thiệp được bởi đây là hệ thống công nghệ của Thái Lan.
Phải xử lý nghẽn lệnh rất khẩn cấp rồi. Để nhanh có hệ thống giao dịch mới thì máy phải do tư nhân đứng ra mua (không phải thủ tục báo cáo, đấu thầu…). Chứ không phải mua theo cơ chế của Nhà nước. Còn về phần mềm của hệ thống nếu FPT dùng ngay phần mềm mà họ viết cho sàn Hà Nội sẽ khả thi.
Nguồn: Thanhnien.vn