Những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu hầu hết các mặt hàng nông sản của Việt Nam đều tăng về lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 6, xuất khẩu rau quả, điều, cà phê, hạt tiêu, gạo giảm cả về lượng và kim ngạch so với tháng trước. Hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đều ở dạng thô, sơ chế hoặc đóng gói dưới nhãn hiệu nước ngoài với giá trị gia tăng thấp. Hãy cùng QTL tìm hiểu hơn về các hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của nông sản đất nước ta, chiếm tỷ trọng 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp đến là Mỹ chiếm 21,9%, EU chiếm 11,7%, ASEAN chiếm 10,1%, Nhật Bản chiếm 8,8% và Hàn Quốc chiếm 5,8%.
Từ 2009 đến nay, giá trị xuất khẩu nông sản của đất nước ta luôn ở mức cao, đóng góp một phần không nhỏ vào tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và GDP của nước ta.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng từ 16,5 tỷ USD năm 2008 lên 32,1 tỷ USD năm 2016 (tăng trưởng 8,7%/năm).
Trong số đó, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh và đều qua các năm như hạt điều (tăng trưởng 15,3%/năm), nhóm hàng rau quả (tăng trưởng 25,2%), hạt tiêu (tăng trưởng 21%/năm).
Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Gạo
Gạo là một mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Thị trường tiêu thụ gạo của nước ta lớn nhất là Philippines với 31,5% thị phần, đạt 1,97 triệu tấn và 813,3 triệu USD.
Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là: Senegal (gấp 9,86 lần), Bờ Biển Ngà (tăng 78,6%), Đài Loan (tăng 31%), Hong Kong (tăng 28,3%) và Tanzania (tăng 26,6%). Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2019 đạt 439 USD/tấn, giảm 12,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Rau quả
Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc đạt 906,1 triệu USD, giảm 29,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019 (đạt 1,3 tỷ USD). Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến tốc độ xuất khẩu hàng hóa chậm lại, do áp dụng chặt chẽ các biện pháp kiểm soát phòng dịch.
Đáng chú ý, sản lượng và giá trị xuất khẩu rau quả đến các thị trường khó tính trong 6 tháng đầu năm đều tăng.
Hạt điều
Mỹ là thị trường tiêu thụ hạt điều chính của nước ta, chiếm gần 37% trong tổng lượng xuất khẩu của cả nước, với 67.085 tấn, tương đương 450,93 triệu USD, giá 6.721,8 USD/tấn, tăng 32,7% về lượng, tăng 15,2% về kim ngạch nhưng giảm 13,2% về giá so với cùng kỳ năm 2019.
Đứng thứ 2 về lượng tiêu thụ thuộc về thị trường EU, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu của cả nước, với 46.375 tấn, tương đương 310,95 triệu USD, giá 6.705 USD/tấn, tăng 23,6% về lượng, tăng 5,5% về kim ngạch nhưng giảm 14,6% về giá so với cùng kỳ năm 2019.
Cao su
Trung Quốc vẫn lại đứng đầu về tiêu thụ cao su của đất nước ta trong năm qua, chiếm 67,5% lượng cao su xuất khẩu với khối lượng đạt 1,01 triệu tấn, tương đương 1,35 tỷ USD, tăng gần 10% cả về lượng và kim ngạch so sánh với cùng kỳ năm 2018.
Vị trí thứ 2 thuộc về Ấn Độ, chiếm 30% cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018, đạt 118.463 tấn, trị giá 169,09 triệu USD, chiếm 7,9% trong tổng lượng và chiếm 8,3% trong tổng kim ngạch.
Tiếp theo là xuất khẩu cao su sang thị trường EU và các nước Đông Nam Á lần lượt đạt 97,07 triệu USD, 67,38 triệu USD.
Cà phê
Tính đến tháng 9/2019, đất nước ta xuất khẩu cà phê ra thị trường nước ngoài ước lượng đạt 92.347 tấn, tương đương 168,68 triệu USD, giá 1.826,6 USD/tấn.
Đức là thị trường lớn nhất xét về lượng tiêu thụ cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Đạt 185.262 tấn, tương đương 289,28 triệu USD, giá 1.561,5 USD/tấn. Chiếm trên 14,6% trong tổng lượng; chiếm 13,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước.
Thị trường Đông Nam Á và Hoa Kỳ lần lượt đạt 149.507 tấn và 111.273 tấn. Tương đương 296,75 triệu USD và 185,95 triệu USD.
Tiêu
Khối lượng xuất khẩu tiêu cả năm 2014 vào khoảng 158.000 tấn với giá trị 1,2 tỷ USD. Tăng 19,3% về khối lượng và tăng 35,9% về giá trị so với năm 2013. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2014 đạt 7.679 USD/tấn, tăng 14,76% so với cùng kỳ năm 2013.
Xuất khẩu tiêu sang thị trường Hoa Kỳ, Singapore, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Ấn Độ và Hà Lan – 5 thị trường lớn nhất nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2014 chiếm 50% tổng xuất khẩu của mặt hàng này. Thị trường Hoa Kỳ tăng 21,7% về khối lượng và tăng 37,8% về giá trị; Singapore tăng 47% về khối lượng và 84,3% về giá trị, Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất tăng 33% về khối lượng và tăng 56,5% về giá trị. Thị trường Ấn Độ tăng 88% về khối lượng và 2,19 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Sắn
Năm nay mặt hàng sắn xuất khẩu ước đạt 3,3 triệu tấn với giá trị đạt 1,12 tỷ USD. Tăng 5,4% về khối lượng và 2,6% về giá trị so cùng kỳ năm 2013. Trong 10 tháng đầu năm 2014, giá trị xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn sang hầu hết các thị trường lớn đều tăng, ngoại trừ thị trường
Hàn Quốc và Đài Loan. Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu sắn và các sản phẩm sắn lớn nhất của Việt Nam với 84,27% thị phần.
Lâm sản
Giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ năm 2014 ước đạt 6,54 tỷ USD. Tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2013 11 tháng đầu năm. Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang hầu hết các thị trường chính đều tăng. Ngoại trừ thị trường Trung Quốc giảm 13,35%; Hoa Kỳ và Nhật Bản có mức tăng trưởng lần lượt là 12,47% và 17,06%.
Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản thị trường nhập khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam năm 2014. Nó chiếm 66,21% tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này.
Sản phẩm từ Sybil Agri
Sybil Agri luôn cung cấp nông sản sạch từ Việt Nam. Công ty Sybil Agri được đặt tại Singapore, cung cấp sản lượng lớn cà phê, hồ tiêu, và hạt điều.
Để đảm bảo uy tín và chọn được sản phẩm tốt nhất. Đó cũng chính là lý do mà Sybil Agri đã có mặt tại việt nam.
Sản phẩm của Sybil Agri:
- Có nguồn gốc rõ ràng
- Đủ mọi loại giấy phép an toàn thực phẩm
- Phân loại đúng tiêu chuẩn quốc tế.
- Chất lượng sản phẩm và khách hàng được đặt lên hàng đầu
- Hợp đồng thủ tục xuất nhập khẩu nhanh gọn.
- Luôn giữ chữ tín và mang lại niềm tin cho khách hàng
- Được đổi trả hàng mới hoặc hoàn tiền 100% giá trị đơn hàng; nếu có bất kỳ vấn đề nào về chất lượng.
Những điều cần biết về quy trình xuất khẩu nông sản
Cần tìm hiểu và nắm rõ về thủ tục nhập khẩu và kiểm dịch. Sản phẩm nông sản chỉ được phép nhập khẩu khi có đầy đủ những yêu cầu sau:
- Được kiểm dịch thực vật đầy đủ
- Sản phẩm pphair được chiếu xạ
- Kiểm tra đảm bảo chất lượng sản phẩm, bao bì và nhãn mác.
- Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Bên cạnh đó cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như:
- Hóa đơn bán hàng
- Các loại hóa đơn đỏ
- Chứng nhận chất lượng
- Chứng nhận nguồn gốc.
Tổng kết
Trên là nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mà mình đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết sẽ phần nào giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực này.
Nguồn: Brands.vn