Mạng xã hội Instagram có xu hướng dẫn dắt người dùng đến với tin giả

Mạng xã hội Instagram có xu hướng dẫn dắt người dùng đến với tin giả

Mạng xã hội, được gọi là “dịch vụ mạng xã hội” hoặc “trang mạng xã hội”, là các nền tảng trực tuyến mà mọi người sử dụng để xây dựng mối quan hệ với những người khác có cùng tính cách, nghề nghiệp, công việc và học vấn hay các mối quan hệ ngoài đời…Phương tiện truyền thông xã hội có nhiều định dạng và chức năng, có thể được trang bị các công cụ mới và có thể chạy trên tất cả các nền tảng như máy tính để bàn, máy tính xách tay hoặc máy tính bảng. Dưới đây bài viết sẽ nói về một chủ đề cũng hot đó là mạng xã hội Instagram có xu hướng dẫn dắt người dùng đến với tin giả về Coivd-19.

Mạng xã hội Instagram

Mạng xã hội Instagram

Có lẽ qua các thông tin bên trên thì các bạn đã biết mạng xã hội Instagram là gì rồi. Vậy bạn có biết nguồn gốc ra đời của mạng xã hội này như thế nào không?

Vào năm 2010, Instagram đã trở thành một mạng xã hội phát triển nhất hiện nay. Đến năm 2012, mạng xã hội này được Facebook mua lại. Chính nhờ cuộc sáp nhập này mà Instagram đã đạt được một con số tăng trưởng kỷ lục. Nó được đánh giá nhanh hơn so với cả Facebook; Twitter hay Pinterest. Chỉ sau 1 năm sát nhập với  Facebook. Mạng xã hội Instagram đã đạt tới con số 150 triệu người dùng mỗi tháng.

Giờ đây mạng xã hội Instagram đang trở thành một trong những công cụ dẫn đầu trong hoạt động truyền thông. Dù là bạn sử dụng nó với mục đích cá nhân; kinh doanh hay làm bất kỳ điều gì thì số lượng người sử dụng vẫn đang ngày một nhiều hơn.

Instagram cũng được đánh giá là sử dụng rất đơn giản. Chính vì vậy mà những người lớn tuổi cũng có thể dễ dàng sử dụng nó một cách dễ dàng. Bạn chỉ cần bấm vào Instagram rồi chạm vào biểu tượng máy ảnh sau đó chụp cho mình một vài tấm ảnh rồi tải lên là được.

Thuật toán Instagram dắt lối người dùng đến tin giả

Thuật toán Instagram dắt lối người dùng đến tin giả

Theo các nhà nghiên cứu, mạng xã hội Instagram có xu hướng dẫn dắt người dùng đến thông tin sai lệch về Covid-19.

CCDH, tổ chức phi lợi nhuận chống lại hành vi gây thù địch trên Internet cho rằng mạng xã hội Instagram dưới quyền Mark Zuckerberg đưa ra những khuyến nghị sai lệch về Covid-19. Chống lại việc tiêm vaccine và ủng hộ thuyết âm mưu QAnon.

Bằng cách sử dụng một số tài khoản thử nghiệm, CCDH phát hiện thuật toán gợi ý trong tính năng Suggested Post (Bài viết được đề xuất) và Explore page (Khám phá trang tin) khuyến khích người dùng xem các thông tin sai lệch. Từ đó đưa họ đến với nhiều nội dung cực đoan.

“Nếu một người dùng theo phe chống vaccine, họ sẽ nhận được bài viết về QAnon, các thuyết âm mưu và kích động thù địch”, CCDH cho biết.

Nhóm nghiên cứu đã tạo 15 hồ sơ Instagram và theo dõi nhiều tài khoản khác nhau. Từ các cơ quan y tế cho đến những người chống vaccine. Họ đăng nhập vào tài khoản Instagram mỗi ngày, ghi lại các đề xuất nhận được.

Vì tính năng Suggested Post không kích hoạt đối với tài khoản mới, chưa tương tác. Nên các nhà nghiên cứu lướt qua News Feed và Explore page. Đồng thời thích những bài viết ngẫu nhiên để tạo nội dung đề xuất.

Sau đó, họ chụp ảnh màn hình các đề xuất nhận được trong khoảng thời gian từ 14/9-16/11/2020.

Thống kê bài viết chưa thông tin sai lệch

Thống kê bài viết chưa thông tin sai lệch

Tổng cộng, Instagram đã đề xuất 104 bài viết chứa thông tin sai lệch. Hơn một nửa trong số đó là về Covid-19, 1/5 về vaccine và 1/10 nội dung liên quan bầu cử Tổng thống Mỹ.

Người dùng cũng nhận được đề xuất các bài viết lan truyền thuyết âm mưu QAnon và nội dung thù địch. Chỉ có duy nhất một tài khoản không xuất hiện các gợi ý tương tác với thông tin sai lệch.

“Nghiên cứu cho thấy thông tin sai lệch được chia sẻ và nhận nhiều quan tâm hơn sự thật trên mạng xã hội”, Imran Ahmed, Giám đốc điều hành của CCDH đánh giá.

“Tệ hơn nữa, số lượng tương tác cao làm tăng khả năng lôi kéo những trung lập. Đối với Instagram và thuật toán của họ; mọi cú nhấp chuột đều là chiến thắng, bất kể nội dung gì”.

CCDH đã gửi một thư ngỏ cho Mark Zuckerberg, Giám đốc Điều hành của Facebook, công ty sở hữu Instagram, kêu gọi ông vô hiệu hóa và sửa chữa “thuật toán bị hỏng”.

Đáp lại, người phát ngôn của Facebook cho biết nghiên cứu đã lỗi thời 5 tháng. Và dựa trên “kích thước mẫu cực kỳ nhỏ” gồm 104 bài viết.

Vậy qua bài viết của trang QTL bạn cũng nên cẩn thận khi dùng các mạng xã hội. Hãy thận trọng khi dùng mạng xã hội để bạn không vướng vào những tin giả vô căn cứ

Nguồn: zingnews.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *