Kinh nghiệm sống: Ứng xử trong gia đình khôn khéo mà bạn nên biết

Kinh nghiệm sống: Ứng xử trong gia đình khôn khéo mà bạn nên biết

Ứng xử trong gia đình thế nào để gia đình luôn êm ấm thuận hòa? Một gia đình nếu muốn có mối quan hệ bền vững lâu dài thì cách ứng xử giữa các thành viên là vô cùng quan trọng. Mà người vợ chính là cầu nối giữa các thành viên trong gia đình, giữa vợ chồng và giữa con cái. Người vợ càng khéo léo, càng tinh tế thì càng giúp gia đình thêm hòa thuận ấm áp và hạnh phúc hơn. Một người phụ nữ biết giữ lửa gia đình bạn nên bắt đầu từ những lời ăn tiếng nói.

Ứng xử của phụ nữ góp phần quan trọng giữ lửa gia đình

Tất nhiên giữa các thành viên phải có sự gắn kết tuy nhiên người vợ vẫn đóng vai trò quan trọng nhất. Người phụ nữ trong gia đình sẽ có ảnh hưởng tơ lớn tới ổn định và hạnh phúc của gia đình.

Phụ nữ người giữ lửa trong gia đình

Phụ nữ nhẹ nhàng, biết lắng nghe, quan tâm, để ý biết khích lệ chồng đúng lúc, biết dạy dỗ con cái, biết hỗ trợ chồng những lúc cần thiết sẽ giúp gia đình hòa thuận, yên ổn. Đặc biệt là trong giao tiếp bạn cần phải tinh tế, ứng xử khéo léo để được lòng chồng và gia đình nhà chồng. Dưới đây là những cách ứng xử trong gia đình mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng nên lưu ý.

Ứng xử trong trong gia đình vô cùng quan trọng. Đây là “bệ phóng” để rèn luyện kỹ năng ứng xử, hành vi giao tiếp của mỗi người trong xã hội. Cùng Mindalife tìm hiểu về cách ứng xử trong gia đình khôn khéo nhé!

Khái niệm liên quan bạn nên biết

  • Gia đình: Gia đình bao gồm một nhóm người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nghĩa dưỡng. Gia đình có đặc trưng giới tính thông qua quan hệ hôn nhân. Sống cùng nhau và chung ngân sách.
  • Văn hóa: Văn hóa là hệ thống giá trị tinh thần và vật chất do con người sáng tạo; tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn và sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên, xã hội.
  • Ứng xử: Ứng xử là lời nói, thái độ và hành vi của một người nhằm đạt được kết quả tốt trong một mối quan hệ giữa người với người.

Nét ứng xử trong văn hóa gia đình

Nét đẹp ứng xử giữa vợ – chồng

Cuộc sống hôn nhân không thể tránh khỏi những lúc “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Tuy nhiên, nếu hai vợ chồng biết ứng xử tinh tế thì vấn đề có thể được kiểm soát một cách hiệu quả.

Văn hóa ứng xử gia đình

Cách ứng xử trong gia đình mà cụ thể là giữa hai vợ chồng có vai trò quan trọng để giữ gìn hạnh phúc. Ứng xử khéo léo cũng chính là cách giúp bạn có một cuộc hôn nhân bền vững, hòa hợp. Sau đây là một vài cách ứng xử khôn khéo giữa hai vợ chồng mà bạn có thể tham khảo:

  • Tôn trọng và yêu thương lẫn nhau
  • Động viên, khen ngợi vợ/ chồng
  • Thường xuyên sử dụng ngôn ngữ không lời để thể hiện tình cảm
  • Quan tâm đến công việc riêng của vợ/ chồng
  • Tỏ ra yếu đuối khi cần thiết
  • Cùng nhau đương đầu với khó khăn trong cuộc sống hôn nhân,…

Nét ứng xử giữa cha mẹ – con cái

Cha mẹ thường có xu hướng nhìn vào thái độ, hành vi để đánh giá con cái. Họ thường ít khi suy ngẫm về nguyên nhân dẫn đến thái độ, hành vi không đúng đắn của con. Chính điều này khiến cho con cái cảm thấy tủi thân, buồn chán, gò bó, áp lực,… Sau đây, Mindalife sẽ chia sẻ với bạn cách ứng xử trong gia đình mà cụ thể là cách ứng xử giữa cha mẹ và con cái:

Giữ nét ứng xử đẹp giữa cha mẹ và con cái

  • Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con cái
  • Giữ lời hứa để trở thành người đáng tin trong suy nghĩ của con cái
  • Hãy làm tấm gương sáng để con noi theo
  • Cho phép con làm những gì con muốn trong khuôn khổ
  • Khen thưởng, tạo động lực cho con khi cần thiết
  • Cho con cơ hội sửa chữa lỗi lầm
  • Đừng ngại nói lời “xin lỗi” và “cảm ơn” với con
  • Tinh tế và khéo léo khi giải quyết mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái

Cách ứng xử với gia đình chồng

Kết hôn là một bước ngoặt trong cuộc đời, đó là lúc bạn bắt buộc thay đổi môi trường sống. Thay vì được ở với bố mẹ, anh chị em ruột của mình, bạn sẽ phải dọn đến ở với những người xa lạ. Việc bạn cần làm lúc này là học cách ứng xử với gia đình chồng. Đầu tiên, bạn nên chú ý đến giờ giấc sinh hoạt. Không nên ngủ dậy quá muộn hay thích thì ăn, không thích thì thôi.

Sống chung với gia đình chồng, bạn cần thay đổi những thói quen vô tổ chức trước đây. Đừng để bố mẹ chồng không hài lòng chỉ vì những sai sót không đáng có. Sống thân thiện, chan hòa với mọi người trong gia đình chồng sẽ giúp bạn nhận được sự yêu mến của họ.

Vợ chồng nên trao đổi nói chuyện thường xuyên

Không nên đối phó hay tỏ thái độ hỗn láo với bố mẹ, anh chị em chồng. Việc làm đó chỉ khiến bạn trở thành con người khó chiều, khó ưa, không ai có thể yêu thương. Chuyện nhà chồng, dù tốt hay xấu bạn cũng không nên kể lể với người ngoài. Bên cạnh đó, chia sẻ việc nhà là cách ứng xử với gia đình chồng mà bất cứ người con dâu khôn khéo nào cũng biết.

Kết luận

Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng giúp nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Nếu được rèn luyện tốt về cách ứng xử trong gia đình sẽ là tiền đề cơ bản để mỗi người có cách ứng xử đúng đắn ngoài xã hội.

qtl.com.v là một trong những địa chỉ uy tín với thông tin về hôn nhân gia đình, cung cấp kỹ năng, giải pháp phát triển bản thân hiệu quả. Hãy cho qtl.com.vn biết những băn khoăn của bạn để chúng tôi kịp thời giải đáp. Truy cập qtl.com.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Nguồn: Mindalife.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *