Khám phá làng gốm Phù Lãng cổ truyền trên mảnh đất Bắc Ninh

Khám phá làng gốm Phù Lãng cổ truyền trên mảnh đất Bắc Ninh

Bắc Ninh không chỉ được biết đến với những chiếc áo tứ thân gắn liền với những anh, chị, em và những điệu quan họ đầy tình tứ, ngọt ngào. Mà về với mảnh đất Kinh Bắc, du khách còn được khám phá, chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm đẹp, độc đáo ở Làng gốm Phù Lãng.

Phù Lãng nổi tiếng từ rất lâu đời nổi tiếng với nghề gốm và có lịch sử gần 800 năm. Cùng với gốm bát tràng và gốm Thổ Hà, gốm Phù Lãng từ lâu đã nổi tiếng khắp cả nước và trở thành điểm du lịch hấp dẫn ngày nay thu hút khách du lịch đáng kể. Khi đến với Phù Lãng, bạn có thể nhận ra bộ mặt của một làng gốm nổi tiếng thông qua các sản phẩm được đặt trên các cánh đồng, con đường, sân, bãi biển với nhiều mẫu mã phong phú đa dạng.

Khác với gốm Thổ Hà, gốm Phù Lãng được tráng một lớp men và tráng màu da lươn, vừa thanh thoát, bền, đẹp, mộc mạc, chắc khỏe… Nhưng gốm Phù Lãng có lẽ được nhiều người biết đến vì mang mục đích đặc biệt, hữu ích. Trước đây, hầu hết các gia đình ở vùng đồng bằng Bắc Bộ đều sử dụng gốm Phù Lãng, đó là các loại chum, vại v.v. Những người làm nghề gốm cũng dần có cuộc sống ổn định hơn

Tìm hiểu con đường đến với làng gốm Phù Lãng

Địa điểm của làng gốm

Nằm cách thành phố Hà Nội 60 km, làng gốm Phù Lãng là làng nghề nổi tiếng ở Bắc Ninh. Làng nghề này thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ. Nơi đây còn gắn với dòng sông Cầu thơ mộng. Nghề làm gốm cổ truyền nơi đây đã có từ lâu đời. Đến nơi đây chắc chắn du khách sẽ thích mê. Thích mê bởi những sản phẩm gốm đa dạng, đặc sắc và hết sức tinh xảo.

Không khó để đến được làng nghề này bởi du khách đến đây sẽ thấy sự đặc trưng của nghề gốm. Các mái nhà ngói đỏ au, những con đường làng quanh co, sân nhà đều làm từ gạch nung. Những sản phẩm gốm được bày ra ở các nơi quanh làng.

Tìm hiểu truyền thống làm gốm nơi đây qua lịch sử lâu đời

Ngành nghề đáng được lưu giữ và phát huy

Theo sử sách ghi chép lại, ông tổ của làng nghề này là Lưu Phong Tú. Cuối thời Lý ông sang Trung Quốc để học làm gốm sau đó truyền lại cho người dân ở sông Lục Đầu. Cuối thế kỉ XIII thì được truyền đến Phù Lãng. Cho đến thế kỉ XIV, làng gốm hình thành và phát triển mạnh mẽ. Các bí quyết gia truyền vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay.

Theo sử sách ghi lại, ông tổ nghề của làng gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú. Vào cuối thời Lý, ông được triều đình cử sang Trung Quốc. Ông học được nghề làm gốm và về truyền dạy cho người trong nước. Đầu tiên, nghề này được truyền cho dân cư đôi bờ sông Lục Đầu, sau đó chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dương). Vào khoảng đầu thế kỷ 13( thời nhà Trần) nghề được truyền đến đất Phù Lãng Trung. Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, vẫn còn lưu giữ và trưng bày một số sản phẩm gốm Phù Lãng có niên đại khoảng thế kỷ 17 – 19. Đó là sản phẩm gốm men nâu và những sắc độ của nó như men da lươn, vàng nhạt, vàng nâu…

Tìm hiểu cơ sở làm gốm nổi tiếng ngay tại Phù Lãng để tham quan

Làng gốm Phù Lãng gồm nhiều cơ sở nổi tiếng

Du khách tới nơi đây sẽ không thất vọng bởi rất nhiều địa điểm để “check-in” đẹp, độc đáo. Các sản phẩm gốm sứ tinh xảo được bày trí cẩn thận và hài hòa sẽ tạo nên không gian “sống ảo” vô cùng lí tưởng. Các sản phẩm nơi đây đều mang nét đặc sắc riêng. Gốm ở làng nghề chia ra thành ba dòng chính: Gốm dùng trong tín ngưỡng, gốm gia dụng và gốm trang trí.

Men của các sản phẩm gốm nơi đây là men da lươn, chúng có màu nâu, nâu đen, vàng nhạt… Kĩ thuật làm gốm tại nơi đây cũng theo phương pháp riêng. Phương pháp đắp nổi, chạm kép giúp các hình trên gốm tự nhiên, men đẹp và lạ.

Cơ sở mang tên Gốm Thiều Phù Lãng

Gốm Thiều gắn với tên tuổi của Trần Mạnh Thiều. Anh đã lập nghiệp trên mảnh đất quê hương với làng nghề truyền thống. Dựa vào kiến thức đã được học ở trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Anh đã trở về quê hương, sáng tạo các sản phẩm dựa trên nghề truyền thống của quê mình. Gốm Thiều đã nổi tiếng khắp cả nước, vươn xa đến tầm quốc tế với đa dạng sản phẩm, mẫu mã và chất lượng tuyệt vời.

Tìm hiểu Cơ sở gốm Ngọc mang thương hiệu lâu đời

Cơ sở gốm Ngọc Phù Lãng do anh Nguyễn Minh Ngọc làm chủ. Anh đã phát triển các sản phẩm trưng bày vô cùng bắt mắt như đèn, bình hoa, phù điêu… Những chiếc lọ trang trí vô cùng tinh tế, đẹp mắt và có giá trị cao. Từ những sản phẩm giá trị đã được xuất khẩu đi các thị trường khó tính. Cơ sở gốm Ngọc đã và đang phát triển vững bền, đem thương hiệu gốm Phù Lãng khẳng định trên trường quốc tế.

Các bước tiến hành làm gốm Phù Lãng

Bức tranh mang biểu tượng làng gốm Phù Lãng

Đến làng gốm, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những sản phẩm như lọ hoa gốm, các bức tranh gốm vô cùng công phu. Bên cạnh đó các chậu gốm cũng có độ bền, đẹp và tinh tế.

Chọn và xử lý đất sét: Nguyên liệu chính để tạo nên gốm đó chính là đất sét. Khi mang đất về phải phơi đất, đập đất sau đó mới đến các công đoạn nhào, nề đất… Đến khi đất thật mịn thì mới cho lên bàn xoay để tạo hình sản phẩm.

Tạo hình cho sản phẩm: Khi đất đã mịn thì được đưa lên bàn xoay. Kĩ thuật tạo hình được làm theo hai phương pháp chính. Đặc biệt các họa tiết thường là hoa sen, cây cối, cá chép… mang hương sắc Việt.

Kĩ thuật tráng men: Tráng men là kĩ thuật để tạo nên một sản phẩm hoàn hảo. Men được dùng từ tro cây rừng. Hoặc dùng lim, sến, táu; vôi sống, sỏi ống nghiền, bùn phù sa trắng. Các chất liệu này được trộn sau đó tiến hành lọc và quét men bên ngoài sản phẩm.

Kĩ thuật nung gốm: Lò nung phải đạt 1000ºC. Khi nung phải tuân thủ tiết kiệm không gian trong lò, hơn nữa lượng nhiệt khi nung phải ổn định. Khi gốm nguội thì lấy ra, sản phẩm có màu da lươn vàng óng.

Làng gốm Phù Lãng nổi tiếng với đa dạng sản phẩm, chất lượng cao và là thương hiệu không chỉ trong mà còn ngoài nước. Hãy một lần đến với Phù Lãng, tham quan và trải nghiệm vẻ đẹp và nghề làm gốm nơi đây để thấy được bàn tay tài hoa của người nghệ nhân luôn yêu nghề và thổi hồn vào gốm!

Nguồn: poliva.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *