Giữ gìn hạnh phúc gia đình với nguyên tắc 3 không
Hôn nhân cũng như một cái cây, chúng ta vun vén, chăm sóc, bảo vệ cái cây tốt thì chúng sẽ đâm trồi nảy nộc ra hoa kết trái. Nhưng nếu bạn để đó, không có cố gắng giữ gìn, vun đắp thì sẽ chẳng mấy cuộc hôn nhân chúng ta sẽ đi vào ngõ cụt đầy bế tắc. Và nhất là đối với các vợ chồng trẻ thì việc giữ gìn xây dựng tổ ấm, bảo vệ hạnh phúc gia đình cần được quan tâm nhiều hơn, để ý đối phương, cả hai cùng cố gắng để giữ tổ ấm luôn hạnh phúc và bền chặt.
Áp dụng nguyên tắc “3 không” khi giận nhau
Giữ gìn cuộc sống hôn nhân luôn hạnh phúc là một nghệ thuật sống. Mà các cặp vợ chồng cần phải học. Chị em hào hứng tham gia nhóm online khiến các ông chồng ‘điêu đứng’.
Về cơ bản, nguyên tắc này nhằm đảm bảo vợ chồng. Dù có bất đồng quan điểm, có cãi nhau lớn đi chăng nữa càng cần cố gắng dùng ngôi xưng “vợ/ chồng” hoặc “anh/ em”.
- Khi giận nhau, cãi nhau không bao giờ được gọi nhau là “mày tao mi tớ” mà vẫn phải xưng là anh – em.
- Không được lôi dòng họ, bà con của nhau ra chửi.
- Không được bỏ nhà đi quá 3 giờ và tuyệt đối không bỏ nhà đi qua đêm.
Muốn có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc rất cần một số quy tắc trong cách hành xử; để tránh những cuộc cãi vã không cần thiết. Bí quyết giữ gìn hôn nhân không quá khó khăn. Nếu đôi bên biết cách áp dụng nguyên tắc “ 3 không” dưới đây. Tham khảo và cố gắng áp dụng trong cuộc sống lứa đôi. Bạn sẽ thấy mọi thứ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Áp dụng thói quen thực tế và tự giác
Có rất nhiều người có nhu cầu tìm một người chồng làm chỗ dựa tốt cho gia đình hay một người vợ biết lo toan việc nhà. Nhưng hầu hết không ai có tư tưởng về lối sống thực tế và tự giác. Đừng bao giờ áp đặt tư tưởng của mình lên người bạn đời, vì đó là hành động rất không khôn ngoan.
Khi bạn không vừa ý với hành động nào đó của vợ hoặc chồng mình. Hãy xem xét và phân tích tính đúng sai của hành động đó trước khi góp ý hay khiển trách. Vì đôi khi sự thật không giống như những gì bạn thấy.
Tự giác cũng là một đức tính quan trọng trong hôn nhân. Khi bạn đã có gia đình, sẽ có rất nhiều vấn đề đòi hỏi cả hai phải giải quyết. Nhỏ nhất chính là việc nhà. Đừng bao giờ nghĩ rằng việc nhà là việc của phụ nữ, đó phải là việc của cả vợ và chồng.
Rất nhiều cặp đôi tan vỡ chỉ vì vấn đề người làm việc, người không. Nhà là của chung và việc chia sẻ việc nhà hay việc gia đình, con cái là một trong những cách duy trì hạnh phúc gia đình tốt nhất.
Tuyệt đối không nên nhắc lại quá khứ
Quá khứ mỗi người đều có những mối quan hệ riêng. Nếu bạn đã chấp nhận chồng/ vợ bạn, thì hãy chấp nhận con người hiện tại của cô/anh ấy. Việc nhắc lại quá khứ không chỉ khiến cho bạn trở nên thấp kém. Mà còn khiến vợ/chồng bạn khó xử, thậm chí còn có thể “tình cũ không rủ cũng tới”, gây sóng gió cho gia đình.
Tinh tế và khéo léo trong giải quyết xung đột
“Trong cuộc xung đột, cần sự công bằng và rộng lượng” là câu châm ngôn nổi tiếng của The Tao. Khi hai người sống với nhau dưới một mái nhà chắc chắn sẽ có sự khác biệt và bất đồng về quan điểm. Những cặp vợ chồng hạnh phúc luôn đấu tranh cho quan điểm của mình. Nhưng đấu tranh một cách khéo léo nhằm giúp cho mối quan hệ của họ bền chặt hơn. Họ đặc biệt tế nhị trong cách sử dụng ngôn từ để tránh làm tổn thương nhau.
Trong một khảo sát, nhà nghiên cứu Benjamin Seider, thuộc trường Đại học California (Berkeley) đã theo dõi mối tương quan giữa các cặp vợ chồng hạnh phúc. Ông thấy rằng, khi trò chuyện hoặc tranh luận, họ thường có xu hướng sử dụng đại từ số nhiều như “chúng tôi”, “chúng ta” hơn là những đại từ số ít như “tôi” hay “của tôi”. Những cặp này thường không cảm thấy căng thẳng sau những cuộc tranh luận như các cặp vợ chồng khác.
Hai người cùng nhau phấn đấu
Vợ chồng cùng đặt ra mục tiêu chung. Hai vợ chồng ùng nhau phấn đấu sẽ làm cho quan hệ vợ chồng trở nên gắn bó hơn và khăng khít hơn. Ví dụ cùng nhau làm giàu, cùng nhau tiết kiệm…
Kể cả trong giáo dục con, vợ chồng cũng phải thống nhất mục tiêu. Nếu vợ chồng không thống nhất được. Thì đứa trẻ sẽ khó phát triển trong tương lai.
Nguồn: Vietnamnet.vn