Dinh dưỡng khi mang thai: Đâu là những thực phẩm mẹ cần tránh?

Dinh dưỡng khi mang thai: Đâu là những thực phẩm mẹ cần tránh?
Chế độ ăn uống cân bằng và khoa học khi mang thai đóng vai trò quan trọng và quyết định đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đặc biệt trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần ăn kiêng một số loại thực phẩm để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.

Điều quan trọng là bạn phải ăn một chế độ ăn uống cân bằng, điều này không chỉ giúp em bé của bạn lớn lên khỏe mạnh và mang lại khởi đầu tốt nhất cho cuộc sống mà còn giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Tuy nhiên, khi mang thai, bạn nên tránh hoặc chú ý đến một số loại thực phẩm và đồ uống vì chúng có thể gây bệnh hoặc gây hại cho thai nhi. Nếu bạn lo lắng về những gì để ăn hoặc uống, bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn.

Pho mát mềm

pho mát mềm có nhiều khả năng gây nhiễm trùng vi khuẩn như listeriosis, salmonella.

Theo bà Susan Short, pho mát mềm có nhiều khả năng gây nhiễm trùng vi khuẩn như listeriosis, salmonella. Khi bị nhiễm những vi khuẩn này, mẹ có thể bị nôn ói, mất nước và ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. “Những loại pho mát mềm thường chứa vi khuẩn sống, dạ dày không thể đối phó nên gây ra bệnh tật.”, bà Susan Short nói thêm.

Trứng sống

Khi ăn trứng, mẹ phải nấu chính hoàn toàn khi mà lòng đỏ đã chắc lại

Trứng được nấu chín rất tốt với mẹ bầu; nhưng nếu bạn thích ăn trứng lòng đào hoặc trứng sống thì phải xem xét lại. “Khi ăn trứng, mẹ phải nấu chính hoàn toàn khi mà lòng đỏ đã chắc lại, sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn salmonella.”, bà Susan Short nói. Không chỉ có trứng sống, phụ nữ mang bầu cũng cần cảnh giác với những thực phẩm được làm từ trứng sống như mayonnaise.

Pate

gan và các thực phẩm được chế biến từ gan có chứa hàm lượng vitamin A cao

Theo bà Susan, gan và các thực phẩm được chế biến từ gan có chứa hàm lượng vitamin A cao, có thể gây độc hại cho sự phát triển của thai nhi. “Vitamin A ở mức cao cơ thể gây độc hại cho sự phát triển của em bé. Ngoài ra, mẹ ăn pate chưa chín kỹ có thể chứa listeria (thường có trong thực phẩm ô nhiễm). Listeriosis là dạng bệnh nhiễm khuẩn giống như ngộ độc thực phẩm, rất nguy hiểm với phụ nữ có thai.”

Một số loại cá

cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá mòi thì mẹ hoàn toàn có thể ăn được với lượng 2 lần/tuần.

Bà Susan cũng cho hay, hầu hết các loại cá đều rất tốt với phụ nữ mang bầu; nhưng cần tránh cá có hàm lượng thủy ngân cao. “Những chất gây ô nhiễm có thể tích tụ trong cá; và ảnh hưởng đến hệ thần kinh thai nhi khi mẹ ăn vào. Vì vậy bà bầu nên hạn chế các loại cá mập, cá kiếm…” Tuy nhiên với cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá mòi thì mẹ hoàn toàn có thể ăn được với lượng 2 lần/tuần.

Không ăn cá sống sẽ khó đối với các bạn thích ăn sushi. Tuy nhiên bạn cần biết rằng cá sống và những động vật có vỏ; có thể gây ra một số bệnh nhiễm trùng. Đây có thể là các bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng; chẳng hạn như norovirus, Vibrio, Salmonella và Listeria.

Cà phê

Cà phê là thực phẩm nên được giới hạn trong thai kỳ.

Cà phê là thực phẩm nên được giới hạn trong thai kỳ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mẹ uống quá nhiều cà phê có mối liên quan; đến nguy cơ sảy thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trọng bụng mẹ; và gây hiện tượng sinh con nhẹ cân.

Rượu

phụ nữ mang bầu nên tránh hoàn toàn việc uống rượu.

Theo chuyên gia Susan, phụ nữ mang bầu nên tránh hoàn toàn việc uống rượu. Bà cho biết mẹ bầu uống rượu và đồ uống có chứa cồn là không an toàn; ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, gây chứng sinh con nhẹ cân,  sảy thai, sinh non; tăng nguy cơ bị hội chứng rượu bào thai khiến em bé gặp bất thường về ngoại hình; tăng trưởng kém và gặp vấn đề về nhận thức, hành vi.

Thịt chưa nấu chín, sống và chế biến

Thịt sống hoặc nấu chưa chín cũng là một vấn đề bạn cần lưu ý.

 

Thịt sống hoặc nấu chưa chín cũng là một vấn đề bạn cần lưu ý. Trong trường hợp khi mang thai nếu ăn phải những loại thịt sống hoặc chưa nấu chín sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm một số vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, bao gồm Toxoplasma, E. coli, Listeria và Salmonella. Từ đó có thể đe dọa sức khỏe thai nhi, dẫn đến thai chết lưu hoặc các bệnh thần kinh nghiêm trọng, bao gồm thiểu năng trí tuệ, mù lòa và động kinh.

Trong khi hầu hết vi khuẩn được tìm thấy trên bề mặt của toàn bộ miếng thịt, các vi khuẩn khác có thể tồn tại ngay cả bên trong các thớ thịt. Vì thế không nên ăn thịt tái sống cắt lát mà cần chế biến kỹ để đảm bảo an toàn.

Nguồn: Eva.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *