Cách mà âm nhạc ảnh hưởng đến não bộ của chúng ta

Cách mà âm nhạc ảnh hưởng đến não bộ của chúng ta

Âm nhạc đã chiếm ưu thế và cơ thể của bạn. Mặc dù có thể rõ ràng rằng âm nhạc tác động đến thể chất của bạn. Nhưng việc hiểu được âm nhạc và não bộ tương tác như thế nào đòi hỏi sự nghiên cứu sâu sắc và khả năng khám phá những bí ẩn trong tâm trí con người. Kết quả là một bức tranh hấp dẫn về vai trò của âm nhạc đối với sự phát triển trí não, học tập, tâm trạng và thậm chí là sức khỏe của bạn. Cúng chúng tôi đi sâu vào các nghiên cứu về Cách mà âm nhạc ảnh hưởng đến não bộ của chúng ta qua bài viết dưới đây.

Ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc

Ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc

 

Âm thanh bạn nghe được sẽ ảnh hưởng lên vùng não. Điều khiển mối liên hệ giữa âm thanh, kí ức và cảm xúc ở vỏ não trước. Vì thế, việc nghe nhạc có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn.

♦ Một nghiên cứu chỉ ra rằng. Các em bé trước tuổi trưởng thành sẽ tăng trưởng tốt hơn khi chúng được nghe nhạc Mozart. Loại âm nhạc này có tác động đến não bộ của các bé và cơ thể chúng sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn khi đang nghỉ ngơi. Điều này giúp các bé tích kiệm năng lượng và tập trung năng lượng cho việc phát triển.

♦ Ngày nay, nhiều gia đình trên thế giới đang thịnh hành phương pháp “thai giáo”. Cho trẻ nghe nhạc, trò chuyện với trẻ bằng những câu chuyện cổ tích. Hay những bài học dân gian ngay khi trẻ còn trong bụng mẹ. Được gọi là phương pháp “thai giáo”. Âm thanh mà trẻ nghe được có ảnh hưởng đến não bộ. Vì thế những trẻ em được áp dụng phương pháp trên đều mau biết nói, thông minh hơn những trẻ bình thường khác.

♦ Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng: những người nghe nhạc sẽ ít bị đau hay trầm cảm hơn những người không nghe nhạc.

Từ thí nghiệm trên ta có thể kết luận rằng âm nhạc có ảnh hưởng tới não và có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng hơn.

Đôi khi có thể gây căng thẳng

Đôi khi có thể gây căng thẳng

Âm thanh không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi mà còn có ảnh hưởng lớn đến người bình thường. Các âm thanh lớn có thể gây ra những phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” trong não. Phản ứng này là quá trình tiết một chất hóa học kích thích cơ thể phản ứng nhanh khi gặp nguy hiểm. Đây là một phản ứng rất cần thiết để con người có thể tồn tại trong thời chiến lẫn thời bình. Khi bạn nghe chiếc xe hơi sau lưng bóp còi. Thì chính phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” giúp bạn né sang một bên thật nhanh chóng. Khi bạn đã an toàn, cơ thể lại tiết chất hóa học cân bằng lại chất kích thích trên giúp bạn bình tĩnh trở lại.

Âm thanh cũng ảnh hưởng như vậy tới não bộ. Nghe quá nhiều âm thanh lớn sẽ làm não bạn tiết quá nhiều chất kích thích. Chất kích thích này có thể làm tổn thương các tế bào não. Nếu không có các chất hóa học cân bằng giúp bạn bình tĩnh trở lại. Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy những tiếng ồn từ xe cộ, các công xưởng, máy móc làm đường… vì thế việc nghe những âm thanh lớn là điều khó tránh khỏi.

Tiếng ồn quá mạnh gây tổn hại đến hệ thống thần kinh. Nó phá vỡ sự cân bằng trong hưng phấn và ức chế của vỏ não. Khiến bạn dễ căng thẳng, sự tập trung bị phân tán, suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, trạng thái tâm lý thất thường, nếu nghiêm trọng sẽ gây mất ngủ. Thậm chí rối loạn thính giác.

Âm thanh ảnh hưởng đến thần kinh

Đã có nhiều thông tin cho rằng phương pháp “thai giáo” rất quan trọng với các em bé. Việc này giúp phát triển các liên kết thần kinh có chức năng sắp xếp lời nói và ngôn ngữ trong não bộ của trẻ.

Các em bé được mẹ tâm sự, nói chuyện nhiều sẽ hình thành một mối liên kết mạnh mẽ. Các bé không được mẹ hay bố trò chuyện sẽ không hình thành các liên kết thần kinh này và cũng có thể những liên kết đã có trong não sẽ dần mất đi nếu không được sử dụng.

Cách nghe nhạc có thể dự đoán tính cách

Cách nghe nhạc có thể dự đoán tính cách

Đó là cách mà âm nhạc ảnh hưởng đến não bộ của chúng ta. Việc này nửa tin nửa ngờ vì chỉ mới nghiên cứu trên những thanh niên, nhưng nó vẫn rất thú vị.

Trong một nghiên cứu về các cặp đôi đã dành thời gian để tìm hiểu nhau. Nhìn vào top 10 bài hát yêu thích của nhau. Họ thực sự cung cấp những dự đoán khá đáng tin cậy giống như các đặc điểm tính cách thực sự của người nghe.

Nghiên cứu này sử dụng năm đặc điểm tính cách: sự mở lòng trải nghiệm, hướng ngoại, dễ chịu, sự tận tâm, và ổn định tình cảm.

Điều thú vị là có một số đặc điểm tính cách được dự đoán chính xác hơn những đặc điểm khác dựa trên thói quen nghe. Ví dụ, sự mở lòng trải nghiệm, hướng ngoại, và ổn định tình cảm là những đặc điểm dễ đoán chính xác nhất. Còn sự tận tâm, không rõ ràng khi dựa trên sở thích âm nhạc.

Giúp tăng cường khả năng tư duy, ngôn ngữ 

Chúng ta thường nghe rằng âm nhạc có tác động tốt tới sự phát triển của trẻ nhỏ. Các bác sỹ thường khuyên các bà mẹ nghe nhạc ngay từ khi mang bầu để có những tác động tốt tới em bé. Việc tập cho trẻ chơi một nhạc cụ nào đó còn có tác động rõ rệt hơn thế.

Qua thực nghiệm, các nhà khoa học chỉ ra rằng. Những đứa trẻ có từ 3 năm trở lên tập chơi một nhạc cụ nào đó có những biểu hiện phát triển rõ rệt thấy rõ so với các bạn cùng tuổi nhưng không tập chơi nhạc cụ. Khả năng nghe và hiểu của chúng tốt hơn. Khả năng ngôn ngữ và biểu hiện cảm xúc tốt hơn. Trí nhớ và trí tưởng tượng cũng tốt hơn rất nhiều. Từ việc cảm nhận, hiểu vấn đề tốt hơn. Những đứa trẻ này học theo các hành động nhanh hơn và có thể thực hiện những công việc đòi hỏi sự khéo léo tốt hơn các bạn khác.

Bạn có nhớ nhân vật trinh thám nổi tiếng Sherlock Home. Người thường có thói quen chơi violon khi suy nghĩ, phân tích về các vụ án. Giờ thì bạn có thể thấy rằng hành động ấy không phải là 1 hư cấu không có cơ sở của tác giả. Việc chơi nhạc cụ giúp kích thích các phần khác nhau của não bộ. Và chúng sẽ giúp bạn có tư duy logic, đánh giá và cảm nhận sự việc tốt hơn.

Âm nhạc cổ điển và thị giác

Âm nhạc cổ điển và thị giác

Không chỉ trẻ em có thể được hưởng lợi từ việc rèn luyện hoặc tiếp xúc với âm nhạc. Bệnh nhân đột quỵ trong một nghiên cứu nhỏ cho thấy cải thiện sự chú ý thị giác khi nghe nhạc cổ điển.

Nghiên cứu này cũng đã thử tiếng ồn trắng (white noise) và im lặng để so sánh các kết quả, và thấy rằng, giống như nghiên cứu lái xe đươc đề cập trước đó, im lặng cho điểm số tồi tệ nhất.

Bởi vì nghiên cứu này là quá nhỏ, các kết luận cần phải được tìm hiểu thêm. Nhưng nó thực sự rất thú vị khi biết âm nhạc và tiếng ồn có thể ảnh hưởng như thế nào đến các giác quan và khả năng của chúng ta. Trong nghiên cứu này là chức năng thị giác.

Nhạc vui hay buồn đều ảnh hưởng đến cảm nhận của chúng ta

Chúng ta có thể phân biệt một bản nhạc vui hay buồn. Nhưng đó không hẳn chỉ là suy nghĩ chủ quan. Thực tế, nhạc vui hay nhạc buồn cũng khiến não bộ phản ứng khách quan, theo những cách khác nhau.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng sau khi nghe một đoạn nhạc ngắn. Người nghe sẽ nhận dạng một khuôn mặt trung tính nghiêng về phía cảm xúc vui hay buồn giống giai điệu họ đã nghe.

Hiệu ứng này cũng xảy ra với những nét mặt khác. Nghĩa là ngay cả một khuôn mặt vui, chúng ta cũng thấy nó buồn hơn khi đang nghe nhạc buồn. Có điều, âm nhạc sẽ tạo ra sức ảnh hưởng lớn nhất khi cảm nhận một khuôn mặt trung tính, nghĩa là không có cảm xúc buồn hay vui.

Âm nhạc giúp chúng ta trong luyện tập thể dục hiệu quả

Cách mà âm nhạc ảnh hưởng đến não bộ của chúng ta

Trở lại với âm nhạc một lần nữa. Chúng ta đã thấy rằng sự im lặng không giúp chúng ta sáng tạo cũng như lái xe tốt hơn. Không gian tĩnh mịch cũng không giúp chúng ta tập thể dục hiệu quả.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của âm nhạc khi tập thể dục đã được thực hiện trong nhiều thập kỷ. Năm 1911, Leonard Ayres. Một nhà nghiên cứu người Mỹ nhận thấy rằng tốc độ đạp xe của vận động viên tăng lên trong trong khi họ nghe nhạc.

Điều này xảy ra bởi vì âm nhạc có thể lấn át đi tiếng kêu mệt mỏi trong não bộ chúng ta. Khi cơ thể nhận ra nó đang mệt mỏi và muốn ngừng tập thể dục. Sẽ có những tín hiệu gửi đến não yêu cầu bạn dừng lại để nghỉ ngơi.

Nguồn: Hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *